Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ phú nuôi lợn nhờ áp dụng khoa học công nghệ

Tỷ phú nuôi lợn nhờ áp dụng khoa học công nghệ
Ngày đăng: 27/07/2015

Từng “lên bờ, xuống ruộng”…

Sau lời chào hỏi, biết ý định tìm hiểu kinh nghiệm về nuôi lợn thịt, lợn nái, bác Trịnh Duy Tân (sinh năm 1957) chia sẻ: Lúc trẻ, bản thân tôi đã kinh qua nhiều nghề. Theo tàu thuyền chở hàng xuôi ngược, sau đó sắm xe công nông chở nông sản ở địa phương và làm đất cho HTX… Thế rồi, cũng không lâu dài được. Không hiểu sao, cái duyên chăn nuôi lại “ngự” đến nay.

Bác Tân cười: Làm gì thì làm, riêng về chăn nuôi thì việc xây dựng chuồng trại và an toàn dịch bệnh phải đặt lên hàng đầu, bởi chỉ cần sơ sảy nhỏ là có thể phải trả giá bằng cả gia sản ngay.

Trong 100 con lợn nái, đến lúc sinh sản, chỉ cần sao nhãng nửa ngày là cả mẹ và con đều chết. Chuồng trại không vệ sinh tốt, chỉ con lợn mẹ bị viêm tuyến sữa… là chết cả mẹ và cả đàn con, thiệt hại gần 40 triệu đồng ngay. Mấy năm đầu, gia đình bác Tân từng điêu đứng vì lợn mắc dịch, nợ đọng tiền cám…

Đầu tư xây dựng trại lợn bạc tỷ, cùng khối lượng cám mỗi ngày khoảng 800 đến 1.000 kg (khoảng 10 triệu đồng) chưa kể hàng tháng khoảng trên 40 triệu đồng tiền điện, tiền nước, tiền thuốc phòng dịch... Thế mà chỉ cần mắc dịch là trắng tay…

Áp dụng khoa học, công nghệ

Hơn 7 năm nay, trang trại lợn của gia đình bác Trịnh Duy Tân chưa từng bị dịch bệnh đe dọa, lợn nái đẻ đều, con giống đẹp... Có được điều đó là do bác mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi.

Cùng bác Tân vào trang trại lợn, chúng tôi không hề thấy mùi hôi thối, ô nhiễm như những trang trại lợn khác. Bác Tân cho biết, trang trại chăn nuôi lợn của gia đình có diện tích 2.700m2, gần chục năm nay chưa từng bị dịch bệnh đe dọa, mà lợn nái đẻ đều, con giống đẹp cũng nhờ công tác vệ sinh luôn coi trọng và được đặt lên hàng đầu.

Công tác vệ sinh làm đều, ngày 3 - 4 lần. Chất thải rắn, cứ 1 giờ thu gom 1 lần đóng bao bán cho các hộ nuôi tôm hoặc trồng cây…

Riêng về xử lý chất thải chăn nuôi, vào năm 2009, bác Tân đã bỏ ra thời gian dài học hỏi tại các trang trại trong và ngoài tỉnh và sách KHKT… để thiết kế hệ thống bể, tận dụng khí thải làm biogas phục vụ đun nấu sinh hoạt hàng ngày.

Với việc ứng dụng công nghệ này, bác Tân không chỉ tiết kiệm được chi phí mua gas đun nấu mà còn đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch mùi, đàn lợn lớn nhanh.

Ngay cả cách cho ăn, cám luôn có trong các máng ăn tự động. Bên dưới hệ thống máng nhỏ, đàn lợn lúi húi ăn, cứ ăn tới đâu cám chảy đều ra tới đó. Bác Tân cho biết: Trước đây, lợn ăn bằng máng bê tông, trong ngày phải đổ cám nhiều lần lại phải có người trông, không lợn ăn dễ làm vương vãi ra ngoài.

Bây giờ mỗi ngày chỉ cần đổ cám 1 lần, có khi 2 ngày mới phải đổ, không cần người vào trông, đàn lợn ăn tới đâu cám chảy ra tới đó, khi nào lợn no rời máng ăn, hệ thống sẽ tự dừng tiếp cám, rất tiện lợi, không chỉ giảm được chi phí đầu tư, nhân công mà còn rất nhàn.

Ăn xong, con nào, con nấy tìm các “bép” nước - (vòi nước, có van thông minh) uống căng bụng… sau đó lăn ra ngủ.

Không chỉ cho lợn ăn bằng thiết bị cải tiến khoa học, cách xây dựng chuồng trại và xử lý ô nhiễm của trang trại được ông làm rất bài bản hợp với công nghệ xanh, sạch thân thiện với môi trường.

Hệ thống các gian chuồng nuôi được bác bố trí, xây dựng rất hợp lý, từ khu chuồng nuôi lợn nái sinh sản, lợn giống sau sinh hay chuồng nuôi lợn thương phẩm đều được tách biệt nhưng gần sát nhau, tiện cho việc theo dõi, chăm sóc.

Đặc biệt, các chuồng đều được xây cao, sạch, đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Bác Tân đầu tư lắp giàn làm mát không khí bằng nước và thông hơi bằng quạt gió công nghiệp.

Được biết, hiện trại lợn bác Tân duy trì đàn lợn nái gần 100 con, sinh sản mỗi lứa từ 700 - 1.000 con lợn giống. Lợn con giống được giữ lại nuôi lợn thịt.

Từ trang trại này, mỗi năm xuất bán ra thị trường khoảng 170 - 200 tấn lợn thịt. Nhờ chọn giống lợn siêu nạc, trọng lượng mỗi đầu lợn to (trên 100 kg/con) và mỗi lần xuất bán lại có số lượng lớn nên sản phẩm luôn được khách hàng trả giá cao và giữ ổn định.

Nghề nuôi lợn đem lại cho bác Tân doanh thu khoảng trên dưới 5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động trong gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp Triển Khai Mô Hình Tiêu Chuẩn GlobalGap Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Triển Khai Mô Hình Tiêu Chuẩn GlobalGap Cá Điêu Hồng

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai mô hình tiêu chuẩn GlobalGap cá Điêu Hồng. Có 20 hộ dân đang thả nuôi trên 50 lồng bè thuộc Hợp tác xã cá điêu hồng xã Bình Thạnh tham dự.

27/05/2014
Người Nuôi Tôm Gặp Khó Người Nuôi Tôm Gặp Khó

Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân khiến cho hàng loạt đầm nuôi tôm công nghiệp vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết ngay từ đầu vụ thả. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở các địa phương này đang đối mặt với nguy cơ trắng tay do dịch bệnh. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ, dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng...

27/05/2014
Cà Mau Khai Thác Bãi Nghêu 3.000 Ha Cà Mau Khai Thác Bãi Nghêu 3.000 Ha

Nhằm tránh nạn tranh giành khai thác nghêu giống mỗi khi vào mùa, ngành chức năng địa phương đã hợp nhất 16 HTX hiện hữu thành 1 HTX nuôi nghêu Đất Mũi. HTX mới này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác bãi nghêu rộng 3.000ha; trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu going.

27/05/2014
Giảm Chi Phí, Tăng Lợi Nhuận Giảm Chi Phí, Tăng Lợi Nhuận

Nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp thay vì mua thức ăn tổng hợp. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

27/05/2014
Quảng Trị Được Mùa Nhất Từ Trước Đến Nay Quảng Trị Được Mùa Nhất Từ Trước Đến Nay

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Bài cho biết, vụ đông xuân năm nay sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Trị được mùa nhất từ trước đến nay. Năng suất bình quân đạt hơn 55 tạ/ha, tăng 2-3 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước.

27/05/2014