Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ Phú Lan Nhờ Vườn Sạch

Tỷ Phú Lan Nhờ Vườn Sạch
Ngày đăng: 25/12/2013

Chủ nhân của ngôi vườn sạch này - ông Đoàn Văn Quỳnh, khẳng định rằng ông chỉ là một người mới đến với hoa địa lan (Cymbidium) vài năm nay thôi. Trước đó 6.000m2 vườn nhà ông trồng hồng môn và trước đó nữa thì ông chỉ buôn bán.

Ông vừa chuyển sang trồng lan sau khi thấy thu nhập từ hồng môn rất bấp bênh. Bắt đầu gầy hoa từ khoảng 4-5 năm trước, đến nay trong vườn nhà ông có đến trên mười nghìn chậu hoa, trong đó hầu hết đã ra hoa. Trong đợt hoa tết năm nay ông Quỳnh sẽ bán khoảng 30 nghìn cành hoa, chỉ riêng số chậu có từ năm cành trở lên có thể sẽ bán được 6.000 chậu.

Điều bất lợi duy nhất là năm nay nhuận, hoa lan ra sớm không trúng tết, nên lượng bán cắt cành nhiều hơn là bán chậu. Dù thế ông Quỳnh nhẩm tính với số lượng hoa như trên, mùa hoa tết này vườn ông cũng thu vào khoảng 800 triệu đến 1 tỷ đồng, trừ 30% chi phí lợi nhuận đạt được trên 500 triệu đồng.

Giá hoa địa lan cắt cành tại Đà Lạt từ 35-50 nghìn đồng, có khi hơn khoảng 60-70 nghìn đồng khi hút hàng, còn hoa bán chậu có giá từ 100-150 nghìn đồng. Vụ năm ngoái vườn ông ít hoa hơn năm nay, nhưng nở đúng tết, trừ chi phí xong ông thu vào 500 triệu đồng. Ông Quỳnh cho biết, hoa lan của vườn ông được tư thương mua chậu chuyển ra bán tại Hà Nội.

Nguyên tắc hàng đầu của ông Quỳnh là giữ cho vườn luôn sạch. Quanh vườn nhà, ông giăng lưới bao che bảo vệ rất kỹ. Trong vườn ông luôn làm sạch cỏ. Để ngăn ngừa nấm mốc phát triển, ông phun thuốc chống nấm định kỳ. Với hoa lan trong vườn ông chăm sóc theo cách riêng của ông. Theo ông Quỳnh, nghề trồng lan tại Đà Lạt hiện nay chưa có một mô hình chuẩn nào về làm nhà lưới, quy trình chăm sóc ra sao, tưới loại thuốc gì...

Những tài liệu ông có về lan đều rất chung chung, trong khi lan trồng không phải trong nhà kính, mà trong môi trường thiên nhiên, nên tác động của thiên nhiên đến hoa rất lớn. Đặc thù khí hậu Đà Lạt tuy có tiếng ổn định, nhưng từng năm có khác nhau, có năm lạnh nhiều, có năm mưa nhiều, năm ít mưa. Năm mưa nhiều thì ẩm độ cao, có thể gây nấm mốc, năm ít mưa thì nên chăm sóc thế nào cho hợp lý và vườn lên trên cao thì chăm sóc khác so với lan trồng dưới thấp, trong thung lũng...

Tất cả những điều này người trồng lan như ông phải tự học hỏi mày mò rút tỉa kinh nghiệm dần. Trong vườn để ngăn nấm mốc vi khuẩn xâm nhập, khi mua "dớn" để trồng hoa ông chọn lựa rất kỹ, phải là nguồn sạch. Hoa giống, ông mua hoa cấy mô về nhân lên, hoa lớn ông cho vào chậu.

Khoảng cách các chậu hoa được ông bố trí hợp lý, kê cao theo hàng lối cho thoáng. Phun thuốc phòng bệnh được ông thực hiện định kỳ đều đặn, khi phun thuốc ông chú ý đến việc phun đều trên cây, phun cả mặt dưới lá. Hằng ngày ông dành thời gian theo dõi sự phát triển của cây để có biện pháp chăm sóc thích hợp.

"Phải coi cây lan là cây hoa ngắn ngày và chăm sóc nó như chăm sóc hoa ngắn ngày. Điều này rất quan trọng" - ông Quỳnh cho biết. Theo ông rất nhiều người trồng lan Đà Lạt hiện nay coi hoa lan là hoa dài ngày (vì năm năm từ khi trồng lan mới ra hoa và mỗi năm cũng chỉ ra hoa duy nhất mùa tết), cho nên việc chăm sóc hoa không được kỹ, đến khi phát hiện ra bệnh thì đã muộn.

Trong một cuộc trao đổi gần đây, ông Trương Trổ - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng, một người Đà Lạt từng gắn bó nhiều năm với địa lan, cho rằng công tác xử lý giống và môi trường của nhiều nhà vườn Đà Lạt chuyên canh địa lan hiện nay chưa tốt, nên mầm bệnh phát triển nhanh. Nhiều cơ sởm ươm giống, khi cấy cây xuống đất do sử dụng đất chưa qua xử lý, nên cây mang theo mầm bệnh, khi nhà vườn mua về vô tình đã mang theo mầm bệnh vào vườn nhà.

Mặt khác, chính các nhà vườn hiện nay xử lý môi trường cũng không được tốt, đất sản xuất bị ô nhiễm, việc trồng lan mật độ quá dày cũng khiến nấm và vi khuẩn phát triển. Chính vì vậy, ông Trổ đề xuất nên xử lý môi trường đất triệt để, cẩn thận khi chọn giống và luôn đặt việc phòng chống bệnh lên hàng đầu. Ông Trổ khuyên người trồng lan nên áp dụng khoa học và việc đầu tiên là giữ vườn sạch.

Trong tình hình lan chết hàng loạt hiện nay, vườn hoa Anh Quỳnh là một điểm sáng về việc giữ vườn sạch. Ông Quỳnh cho biết, ông sẵn sàng chia sẻ kinh ngnhiệm với mọi người để giữ gìn và phát triển nghề trồng lan trên thành phố hoa.


Có thể bạn quan tâm

Tiêu Chuẩn ASC Đầu Tiên Cho Thức Ăn Nuôi Thủy Sản Tiêu Chuẩn ASC Đầu Tiên Cho Thức Ăn Nuôi Thủy Sản

Các Doanh nghiệp tham gia Dự án thức ăn nuôi trồng có trách nhiệm của Hội đồng nuôi trồng thủy sản (ASC) sẽ gặp nhau vào tuần này nhằm tiến hành các cuộc họp nhóm về công tác kỹ thuật đầu tiên.

27/09/2014
Tai Foong USA Bán Cá Rô Phi Được Chứng Nhận ASC Đầu Tiên Ở Mỹ Tai Foong USA Bán Cá Rô Phi Được Chứng Nhận ASC Đầu Tiên Ở Mỹ

Cá rô phi philê 10 oz của công ty đã được bán từ trung tuần tháng 5 tại nhiều siêu thị trên toàn nước Mỹ. Tai Foong USA dự kiến ​​sẽ phân phối cho thêm 5.000 cửa hàng trong năm nay.

27/09/2014
Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối Ở Khánh Hòa Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối Ở Khánh Hòa

Không những vậy, nghề muối chỉ làm được vào mùa nắng; các tháng còn lại, diêm dân phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để lo cho cuộc sống. Trước thực trạng đó, tận dụng những ruộng muối để hoang vào mùa mưa, nhiều diêm dân ở phường Ninh Hải đã mạnh dạn nuôi tôm trên ruộng muối.

28/09/2014
Nâng Cao Nghề Nuôi Thủy Sản Nâng Cao Nghề Nuôi Thủy Sản

Từ kinh phí Trung ương phân bổ theo Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), vừa qua xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã đào tạo thành công nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho 50 học viên.

28/09/2014
Ngã Năm (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Nước Nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Nước Nổi

Mùa nước lũ về cũng là lúc nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đẩy mạnh các mô hình nuôi thủy sản, trong đó: Mô hình nuôi cá vèo đang được nhiều hộ nông dân quan tâm vì nó đem lại lợi nhuận tương đối cao trong những tháng nông nhàn khi chờ vụ mùa Đông Xuân tới.

28/09/2014