Xuất Khẩu Càphê Cả Nước Đạt Kỷ Lục Gần 3,4 Tỷ USD
Theo Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ càphê 2011 - 2012, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn càphê, đạt giá trị gần 3,4 tỷ USD, tăng 23% về lượng và 24% về giá trị.
Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của càphê Việt Nam từ trước đến nay.
Vicofa cho biết, niên vụ này giá xuất khẩu bình quân đạt 2.000 USD/tấn, thấp hơn mức bình quân của năm 2011, tuy nhiên khoảng cách giá càphê Việt Nam so với thế giới tại sàn London và New York chỉ còn 30 - 40 USD/tấn (trước đây mức chênh lệch là 100 USD/tấn).
Trong niên vụ càphê 2011 - 2012, càphê Việt Nam xuất khẩu qua 80 quốc gia vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó các quốc gia nhập khẩu càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức (12,81%), Mỹ là (11,6%), tiếp theo là Italy, Tây Ban Nha, Nhật Bản…
Đặc biệt, khi bắt đầu niên vụ càphê 2011 - 2012, Vicofa đã dự báo sản lượng càphê của Việt Nam chỉ đạt mức 1,2 triệu tấn nhưng thực tế khi kết thức niên vụ, tổng sản lượng đạt được là 1,5 triệu tấn.
Theo Vicofa, việc sản lượng càphê tăng cao so với dự báo là do thời tiết trong năm thuận lợi cho cây càphê phát triển, tỷ lệ càphê hái chín cao hơn mùa vụ trước, nên chất lượng và sản lượng càphê trong niên vụ 2012 - 2013 vượt mức dự báo ban đầu của hiệp hội.
Theo kế hoạch, trong hai năm tới, cả nước sẽ có khoảng 50.000 - 60.000 ha càphê trên 25 tuổi cần phải tái canh lại, do vậy niên vụ càphê 2012 - 2013, sản lượng càphê cả nước sẽ đạt 1,2 - 1,3 triệu tấn, giảm khoảng 15 - 20%.
Trong khi chờ sự hỗ trợ của Chính phủ đầu tư cho cây càphê, niên vụ tới Vicofa dự kiến sẽ thu 2 USD/tấn càphê xuất khẩu cho quỹ phát triển ngành hàng càphê, trong đó sẽ dành một phần để hỗ trợ giống cho các hộ dân khi tái canh lại vườn càphê.
Có thể bạn quan tâm
Vào đầu tháng 8 Âm lịch hằng năm, nhiều địa phương ở Nghệ An lại bắt đầu thả cá giống vụ 3 trên ruộng lúa vùng sâu trũng, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi. Nuôi cá trên ruộng lúa (cá vụ 3) vùng thấp trũng đã trở thành nghề của nhiều hộ dân.
Trong những năm gần đây, Quỳnh Lâm còn là xã đi đầu trong việc phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại đời sống ấm no cho người nông dân.
Những ngày này, bà con nông dân các vùng quê đang khẩn trương thu hoạch ngô. Dọc đường vào xã Xuân Phú (Ea Kar) đâu đâu cũng thấy ngô, ngô được chở từ rẫy về nhà, được phơi đầy trên sân... Ông Y Bai Mlô, thôn Thanh Phong cho biết, năm nay năng suất ngô cao hơn năm trước khoảng 1 tấn/ha, đạt 8-9 tấn/ha, nhưng giá bán lại thấp.
Nông dân Nguyễn Đức Thanh, xã viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Lương 3 (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) phấn khởi: “Giống lúa Thiên ưu 8 thật sự “bén duyên” trên vùng đất khó tại địa phương. Đồng ruộng được chọn để gieo cấy thường bị chua phèn, thấp trũng nhưng giống lúa trên vẫn phát triển tốt, không bị đổ ngã. Mật độ ché bông, hạt vào chắc cao hơn so với nhiều giống lúa thông thường nên đạt năng suất cao”. Thích nghi cao
Trước đây, 6 công đất vườn của gia đình ông A chủ yếu trồng nhãn tiêu huế nhưng giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Qua nhiều lần được Hội Nông dân xã, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư huyện tổ chức tham quan học tập mô hình kinh tế có hiệu quả ở tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, ông A nhận thấy giống ổi lê Đài Loan dễ trồng, cho năng suất cao nên quyết định đốn bỏ 2 công nhãn già cỗi, đầu tư trồng 300 gốc ổi lê Đài Loan.