Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.
Đặc biệt, khi người nuôi tôm sú đang gặp khó khăn, thành công từ mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm mở ra hướng đi mới đầy hiệu quả cho người nuôi thủy sản...
Anh Trần Văn Sang - chuyên viên thủy sản, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Vĩnh Châu - cho biết: “Nếu như đầu những năm 2000 chỉ mới có vài hộ nuôi thì hiện nay diện tích thả nuôi cá kèo đã tăng lên trên 350 ha, rải đều tại các xã trên địa bàn. Trung bình, mỗi công (1.000 m2) người dân thả nuôi 5 - 6 kg giống, mỗi ký con giống có giá gần 7 triệu đồng với gần 3.000 con”.
Sau 4 tháng nuôi, mỗi công người nuôi có thể thu được trên 4 tấn cá thương phẩm. Do giá cá kèo thương phẩm luôn ở mức cao (trung bình từ 50.000 - 80.000 đồng/kg) nên người nuôi luôn đảm bảo có lãi từ 25 triệu đồng/công. Niên vụ 2012 này, toàn thị xã đã thu hoạch được hơn 160 ha. Theo anh Sang, chỉ cần tỷ lệ con giống sống đạt trên 50% người nuôi đảm bảo có lãi.
Do đặc tính của cá kèo là loại cá ăn trên mặt nước nên khi nuôi phải bao lưới kín ao để tránh các loại chim, cò săn mồi; đồng thời giảm được nhiệt độ mặt nước vào những ngày nắng gắt. Nhờ thức ăn nổi, việc quản lý ao nuôi rất dễ dàng. Người nuôi có thể cho cá ăn vào buổi sáng, khi lượng thức ăn dư thừa có thể vớt lại để cho ăn vào buổi chiều.
Sau những vụ nuôi tôm, người dân có thể bố trí nuôi xen một vụ cá kèo hoặc trên những ao tôm bị thất bại, người dân cũng có thể tận dụng diện tích để thả nuôi.
Ông Danh Sà Khol - ở xã Lai Hòa - là một trong những người tiên phong và thành công với mô hình mới này. Chỉ năm 2010, gia đình ông Khol đã thu được trên 10 tấn cá kèo (mỗi tấn ông bán được trên 60 triệu đồng), trừ chi phí thu lãi trên 500 triệu đồng. Đến nay, trong mỗi vụ nuôi, bên cạnh những vuông tôm, ông Khol luôn dành riêng từ 1 - 2 ao để nuôi riêng cá kèo.
Theo ông Khol, nuôi cá kèo nhẹ công chăm sóc, ít hao hụt lại dễ trúng. Nếu các vuông tôm có thất bại thì vuông nuôi cá kèo có thể giúp gỡ gạc lại vốn.
Dù nguồn giống phần lớn vẫn còn phụ thuộc từ nguồn tự nhiên, nhưng cá kèo có thể nuôi được quanh năm. Thành công từ những hộ nuôi cá kèo tiên phong mở ra một hướng nuôi mới đầy triển vọng cho “thủ phủ” thủy sản Vĩnh Châu sau những niên vụ thất bại từ con tôm...
Có thể bạn quan tâm

Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm.

Lâu nay các loại cây chủ lực ở Tân Cư vẫn tập trung vào cây quế và cây mỡ, đây là loại cây trồng phù hợp nhất với điều kiện của vùng. Chính vì vậy hàng năm mặc dù Nhà nước có triển khai cho dân đăng ký trồng mỡ và keo nhưng hầu như các hộ dân chỉ tập trung trồng cây mỡ và quế, còn cây keo thì không phù hợp.

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.