Tỷ Phú Bò Thịt

Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.
Với đàn bò chất lượng cao 130 con, con nào con ấy béo tròn, nếu theo thời giá hiện nay, bình quân mỗi con bán được trên 30 triệu đồng thì trang trại bò của ông hiện có giá trị hơn 4 tỷ đồng.
Phương thức nuôi bò của ông Khoa chủ yếu là nuôi bò vỗ béo và một phần nhỏ (khoảng 30 con) nuôi sinh sản để thường xuyên bổ sung nguồn con giống. Ông cho biết, nuôi bò vỗ béo vốn tuy lớn nhưng ưu điểm là thu hồi và quay vòng vốn nhanh, chỉ 3 - 4 tháng là xuất bán được. Hơn nữa, nuôi vỗ béo giảm được nhân công lao động.
Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm, ông thường chọn bò già yếu, kể cả bò loại thải về vỗ béo, sau thấy hiệu quả không cao, ông chuyển sang nuôi vỗ béo loại bò chất lượng cao như các giống Droughtmater, Brahman, BBB…
Các giống bò này giá thành nhập về cao nhưng nuôi rất nhanh lớn, sức đề kháng cao, bò ít bị ốm đau, bệnh tật. Việc nhập giống bò này cũng có nhiều thuận lợi vì mấy năm gần đây, trên địa bàn TP có chính sách miễn phí về thụ tinh nhân tạo nên số bê sinh ra tương đối nhiều.
Các giống bò này nếu cho ăn uống tốt theo đúng quy trình, bò lớn rất nhanh, có thể tăng trọng lên tới 0,7 kg - 1 kg/ngày, nên từ lúc nhập về đến thời điểm xuất chuồng chỉ trên dưới 4 tháng. Mỗi con bò mua về, sau thời gian vỗ béo cho thu lãi 5 - 7 triệu đồng. Năm 2013, đàn bò của ông cho thu về trên 600 triệu đồng. Đặc biệt thời gian gần đây, ông đã mạnh dạn nhập cả bò sữa về nuôi thử. Hiện trang trại của ông đã có 36 con bò và bê sữa.
Bên cạnh việc nuôi bò, ông còn nuôi thêm giun quế để giúp cho việc tiêu hủy chất thải từ bò và tạo nguồn thức ăn cho gà. Hiện, với diện tích nuôi giun quế khoảng 500m2, mỗi tháng tiền bán giun ông thu được gần 8 triệu đồng. Ông cũng đầu tư thêm trên 300m2 xây dựng chuồng trại để nuôi hơn 1.000 con gà, cho thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Như vậy, với quy mô trang trại 7ha, tổng cộng mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 800 triệu đồng.
Ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 4 - 5 lao động. Với cách làm hiệu quả, năm 2013, trang trại của gia đình ông đã có hàng trăm bà con nông dân trên địa bàn TP và các tỉnh đến tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Ông thấy rất vui vì làm được những điều giúp bà con cùng phát triển và làm giàu trên chính quê hương mình.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 10-9, ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tiêu hủy 120 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ nuôi vỗ trong bể ương của Trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy (ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Cà Mau) do ông Chu Hoàng Thái làm chủ.

Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh (Bình Định) vừa đưa vào nuôi thử nghiệm mô hình cá chình bông thương phẩm ở hai hộ gia đình ông Ung Minh Hải ở thôn 3, thị trấn Vân Canh và ông Phạm Văn Thanh ở thôn Hiển Đông, xã Canh Hiển. Tổng chi phí đầu tư cho mô hình gần 100 triệu đồng với lượng giống cá chình ban đầu thả nuôi là 70kg (loại giống có kích cỡ 100g/con).

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 với mục tiêu đặt ra là khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi; kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; kiểm tra 80% giống tôm thẻ nhập từ ngoài tỉnh về trước lúc thả nuôi; 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.

Vào đầu tháng 8 Âm lịch hằng năm, nhiều địa phương ở Nghệ An lại bắt đầu thả cá giống vụ 3 trên ruộng lúa vùng sâu trũng, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi. Nuôi cá trên ruộng lúa (cá vụ 3) vùng thấp trũng đã trở thành nghề của nhiều hộ dân.

Trong những năm gần đây, Quỳnh Lâm còn là xã đi đầu trong việc phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại đời sống ấm no cho người nông dân.