Thương lái thu mua cam non xuất sang Trung Quốc
Thời gian gần đây nhiều thương lái đến các tỉnh ở vùng ĐBSCL như Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp… thu mua cam non với giá 2.000 đồng/kg (cam còn tươi) và khoảng 12.000 đồng/kg với cam xắt miếng phơi khô.
Ông N.V.T (ngụ xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Đây là một trong những vùng trồng cam lớn của huyện Cầu Kè nên nhiều ngày qua thương lái đến ngã giá mua cam non rất nhiều, bao nhiêu họ cũng mua. Những loại cam này thường là trái nghịch vụ, cam rụng nên phải bán, bỏ không thì uổng phí. Khi tôi hỏi một thương lái mua cam non làm gì thì họ bảo bán sang Trung Quốc”.
Theo chủ đại lý thu mua cam non N.M (ngụ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), do thương lái ồ ạt đi mua nên giá cam non tăng cao. Mỗi ngày, đại lý N.M cũng bán gần 2 tấn cam non. Chủ đại lý N.M thừa nhận việc thương lái mua cam non là để xuất sang Trung Quốc, còn phía Trung Quốc tại sao "ăn" hàng này thì không ai rõ.
Sáng 12-5, trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Ôn Thanh Ngân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn, khẳng định: “Việc người dân bán cam non tại huyện đã diễn ra từ lâu. Những vườn cam khi cành có trái quá nhiều phải tỉa bớt hoặc cam non rụng nếu người dân bỏ đi thì phí nhưng nếu bán đi sẽ kiếm được đồng lời. Còn việc họ bán cam non cho ai thì tôi không rõ. Thường cam non xắt phơi khô dùng để làm thuốc".
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.
Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).
Đàn chim cút tăng nhanh trong thời gian ngắn là do giá trứng, thịt chim cút trên thị trường lên cao, người chăn nuôi có lời nên nhiều trại đã mở rộng trại nuôi và tăng quy mô đàn. Các huyện có tổng đàn chim cút lớn là Thống Nhất và Trảng Bom.
Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.
Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.