Tỷ Phú Bò Thịt

Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.
Với đàn bò chất lượng cao 130 con, con nào con ấy béo tròn, nếu theo thời giá hiện nay, bình quân mỗi con bán được trên 30 triệu đồng thì trang trại bò của ông hiện có giá trị hơn 4 tỷ đồng.
Phương thức nuôi bò của ông Khoa chủ yếu là nuôi bò vỗ béo và một phần nhỏ (khoảng 30 con) nuôi sinh sản để thường xuyên bổ sung nguồn con giống. Ông cho biết, nuôi bò vỗ béo vốn tuy lớn nhưng ưu điểm là thu hồi và quay vòng vốn nhanh, chỉ 3 - 4 tháng là xuất bán được. Hơn nữa, nuôi vỗ béo giảm được nhân công lao động.
Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm, ông thường chọn bò già yếu, kể cả bò loại thải về vỗ béo, sau thấy hiệu quả không cao, ông chuyển sang nuôi vỗ béo loại bò chất lượng cao như các giống Droughtmater, Brahman, BBB…
Các giống bò này giá thành nhập về cao nhưng nuôi rất nhanh lớn, sức đề kháng cao, bò ít bị ốm đau, bệnh tật. Việc nhập giống bò này cũng có nhiều thuận lợi vì mấy năm gần đây, trên địa bàn TP có chính sách miễn phí về thụ tinh nhân tạo nên số bê sinh ra tương đối nhiều.
Các giống bò này nếu cho ăn uống tốt theo đúng quy trình, bò lớn rất nhanh, có thể tăng trọng lên tới 0,7 kg - 1 kg/ngày, nên từ lúc nhập về đến thời điểm xuất chuồng chỉ trên dưới 4 tháng. Mỗi con bò mua về, sau thời gian vỗ béo cho thu lãi 5 - 7 triệu đồng. Năm 2013, đàn bò của ông cho thu về trên 600 triệu đồng. Đặc biệt thời gian gần đây, ông đã mạnh dạn nhập cả bò sữa về nuôi thử. Hiện trang trại của ông đã có 36 con bò và bê sữa.
Bên cạnh việc nuôi bò, ông còn nuôi thêm giun quế để giúp cho việc tiêu hủy chất thải từ bò và tạo nguồn thức ăn cho gà. Hiện, với diện tích nuôi giun quế khoảng 500m2, mỗi tháng tiền bán giun ông thu được gần 8 triệu đồng. Ông cũng đầu tư thêm trên 300m2 xây dựng chuồng trại để nuôi hơn 1.000 con gà, cho thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Như vậy, với quy mô trang trại 7ha, tổng cộng mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 800 triệu đồng.
Ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 4 - 5 lao động. Với cách làm hiệu quả, năm 2013, trang trại của gia đình ông đã có hàng trăm bà con nông dân trên địa bàn TP và các tỉnh đến tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Ông thấy rất vui vì làm được những điều giúp bà con cùng phát triển và làm giàu trên chính quê hương mình.
Related news

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Bến Lức đã chọn cây chanh làm cây trồng chủ lực. Huyện Bến Lức hiện có khoảng trên 4.000 ha diện tích trồng chanh, tăng gần 600 ha so với năm 2014, tập trung ở các xã: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Lương Bình…

Bình Định có khoảng 1.700 ha xoài, trong đó 1.500 ha cho thu hoạch, tổng sản lượng hàng năm đạt hơn 5.500 tấn.

Hiện nay, một số chủ vườn ở xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) đã bắt đầu thu hoạch nhãn chín sớm. Tuy diện tích, sản lượng không lớn nhưng bán được giá cao.

Hiếu kỳ, người tiêu dùng săn tìm những loại trái cây lạ khiến không ít nhà vườn đua nhau trồng để rồi đối diện với nguy cơ bí đầu ra vì chất lượng kém

Dù không phải là "xứ sở của cây nhãn", nhưng vài năm gần đây, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) bắt đầu quan tâm, phát triển loại cây ăn quả có giá trị kinh tế này.