Gà Đông Tảo ở Đồng Nai
Trang trại chăn nuôi của doanh nghiệp này được thành lập tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) vào năm 2013.
* Tạo giống thuần chủng
Bà Phan Thị Loan, chủ trang trại, chia sẻ: “Từ khi người em trai trong gia đình nuôi thử nghiệm thành công giống gà đất Bắc này ở vùng đất phương Nam, mấy chị em trong gia đình tôi cùng theo nghề nuôi gà Đông Tảo và các loài chim quý khác. Có người mở trang trại chăn nuôi ở tỉnh Bạc Liêu, bản thân tôi lại quyết định đầu tư trang trại tại Đồng Nai, là địa phương gần các thị trường tiêu thụ lớn, như: TP.Hồ Chí Minh, TP.Vũng Tàu... Hiện Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất Đất Việt do người em trai của tôi làm giám đốc, tổ chức khâu đầu ra cho sản phẩm”.
Ngoài giống gà Đông Tảo, trang trại cũng sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều giống gà, chim quý, như: gà nước, gà lôi, chim trĩ, bìm bịp, uyên ương... Theo bà Loan: “Con giống được nhập về từ các viện nghiên cứu, chúng tôi tổ chức nuôi và chọn lọc ra những cặp giống bố mẹ khỏe mạnh. Khâu nhân giống được thực hiện theo phương pháp thụ tinh nhân tạo để đảm bảo tỷ lệ trứng nở con cao, đặc biệt giữ được sự thuần chủng của con giống”. Các trại nuôi gà, chim được bà Loan tổ chức theo quy trình chăn nuôi an toàn; được đầu tư đệm lót sinh học để đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải trong chăn nuôi được xử lý thành phân bón hữu cơ bán cho nông dân địa phương sử dụng trồng cây.
* Liên kết nông dân
Bà Loan vui vẻ cho biết, ngày đầu trang trại chỉ có vài khách hàng liên hệ đặt con giống thì nay đã nhanh chóng mở rộng ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Chỉ riêng gà Đông Tảo, trung bình mỗi tháng trang trại xuất khoảng 1 ngàn con giống nhưng cung vẫn không đủ cầu. Mỗi tuần, trang trại cũng đều có đơn hàng xuất gà Đông Tảo thương phẩm ra thị trường. Ngoài ra, chim trĩ giống và chim trĩ thịt cũng được thị trường tiêu thụ rất mạnh. Theo đó, bà Loan đang đầu tư mở rộng quy mô trang trại cả trong sản xuất giống và chăn nuôi thịt thương phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường vẫn rất giàu tiềm năng này.
Bà Loan nhận xét: “Gà Đông Tảo và các giống gà, giống chim của trang trại đang nuôi đều là hàng đặc sản được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao. Chính vì vậy, chúng tôi đang liên kết với nông dân để nhân rộng mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao này. Cụ thể, trang trại cung cấp con giống, kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm
Trước tình hình giá mủ cao su bất lợi, một số hộ dân trồng cao su tại tỉnh Đắk Nông đã có sáng kiến lạ: Thay vì chặt bỏ vườn cây, họ rong tỉa cành cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), một số hộ, cơ sở nuôi tôm có sử dụng Oxytetracyline dạng nguyên liệu (thùng 25kg của Trung Quốc), hòa vào nước và tạt xuống ao để hạn chế vi khuẩn vibrio trong môi trường nước nhằm phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính...
Theo ông Trần Giao, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoài Tân, đến nay trên địa bàn xã có hơn 120 hộ trồng tiêu với tổng diện tích trên 26 ha; tập trung nhiều nhất là các vùng gò đồi ở thôn Giao Hội 1, Giao Hội 2 và Đệ Đức 1, trong đó có khoảng 65% diện tích tiêu từ 3 đến 10 năm tuổi.
Theo Bộ Công thương, EU là một trong bốn thị trường XK gỗ chính của Việt Nam, chiếm tới 30% tổng giá trị XK đồ gỗ Việt Nam, các thị trường còn lại bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Hiện nay, do giá thức ăn cho cá tăng liên tục, cá mồi trong tự nhiên khan hiếm, thêm vào đó sự chênh lệch về giá bán tại ao và tại các chợ khá cao, cá nuôi bán tại các chợ là 40.000 đồng/kg cá rô đầu vuông, cá lóc từ 45.000-55.000 đồng/kg, nhưng giá bán tại ao chỉ trên dưới 30.000 đồng/kg nên người nuôi không có lời. Do vậy, sau khi thu hoạch, đa số người nuôi đều treo ao chờ nuôi theo mùa vụ.