Chóng mặt với giá rau, củ Đà Lạt
Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, sản lượng rau của tỉnh giảm tới hơn 1.000 tấn so với tháng trước, hơn 200ha rau, củ các loại bị hư hại hoàn toàn.
Ghi nhận của phóng viên cho thấy các loại rau, củ của Đà Lạt như khoai tây, cà rốt, cải cúc, xà lách, cải thảo, bó xôi... đều đồng loạt tăng giá 10-30% so với tháng trước. Trong đó, khoai tây tăng từ 12.000 lên 18.000 đồng/kg, bắp cải tăng từ 3.000 tăng lên 5.000 đồng/kg, rau cải cúc, bó xôi tăng từ 8.000 lên 10.000 đồng/kg, xà lách, súp lơ dao động 10.000- 15.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá dâu tây cũng tăng mạnh do trước đó nhiều diện tích đã bị nát bươm do mưa đá. Hiện giá dâu tây từ 90.000 tăng lên 130.000đ/kg và đang khan hiếm hàng.
Ông Mai Văn Khẩn, Chủ nhiệm Hợp tác xã Tân Tiến (phường 12, TP Đà Lạt), cho biết do ảnh hưởng bởi những con mưa từ nhiều ngày trước nên nhiều diện tích rau, hoa trong vùng đã bị hư hại nghiêm trọng. Nhiều diện tích rau ngoài trời bị mưa đá và lũ vùi dập hư hại hoàn toàn, còn những diện tích nhà kính cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do màng lưới bị sụp bởi sức nặng của đá.
Trong thời gian tới, trước tình hình hạn hán ở nhiều khu vực trên cả nước đang kéo dài, còn Đà Lạt lại liên tục mưa lớn kèm lũ nên có thể giá rau, củ sẽ còn tiếp tục tăng.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2015 đến nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu (XK) chè của Việt Nam đã gặp phải tình trạng chè đã xuất đi bị trả lại. Đây là hệ lụy của hệ thống sản xuất và quản lý nhiều vùng chè còn bất cập.

Câu chuyện các tổ chức, các bộ, ban, ngành liên quan đứng lên kêu gọi người dân mua ủng hộ nông sản Việt thời gian qua là nguồn động viên thiết thực, góp phần gỡ khó cho nông dân. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp căn cơ thì có lẽ kịch bản đó rất có thể lặp lại.

Trong khi các cơ quan chức năng đang đôn đáo tìm giải pháp tiêu thụ khi vải thu hoạch rộ thì trên thị trường lặp lại nghịch cảnh giá quả đầu vụ đắt đỏ dù chưa ngon.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.