Tỷ Phú Bò Sữa
Ông Nguyễn Văn Quất, ở đội 85, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là “tỷ phú bò sữa” bởi mỗi năm, 180 con bò sữa của gia đình ông cho thu 4 tỷ 680 triệu đồng từ bán sữa tươi.
Ông Quất đã có hơn 20 năm gắn bó với công việc nuôi bò, vắt sữa... Ông bảo: Có được cơ ngơi này là do Công ty chuyển đổi hình thức chăn nuôi từ tập thể sang khoán hộ gia đình. Lúc đầu tôi nhận khoán 7 con bò sữa và 4,5 ha đất trồng cỏ. Nhận rồi thấy lo, vì lúc đó chưa có nhà máy chế biến sữa, nhiều hôm sữa bò vắt ra không có người mua, phải đổ sữa cho lợn ăn, tiếc chảy nước mắt. Năm 2004, Nhà máy sữa của công ty đi vào hoạt động, bao tiêu toàn bộ sữa cho các hộ chăn nuôi nên chẳng phải lo nữa...
Khi Công ty hỗ trợ về kỹ thuật, cho vay 50% vốn mua bò sữa, gia đình ông Quất đã nhận 7 ha đồng cỏ, tăng đàn bò sữa từ 50 con lên 120 con, rồi 180 con (100 con đang vắt sữa). Bình quân mỗi ngày gia đình ông Quất thu hơn 2 tấn sữa tươi, với giá mua của Công ty 13.500 đồng/kg, trừ chi phí lãi trên 13 triệu đồng/ngày. Toàn bộ công việc phục vụ cho chăn nuôi cơ bản được cơ giới hóa, từ cắt cỏ đến vắt sữa đều làm bằng máy, tổng giá trị trang trại của ông khoảng gần 20 tỷ đồng.
Nhìn đàn bò đang ăn cỏ, ông Quất kể: Có người bảo tôi bán trang trại, tiền ăn cả đời không hết, làm làm gì cho khổ. Nhưng đã là “nghiệp” và đam mê, hơn nửa đời người gắn bó thì làm sao mà bỏ được...
Related news
Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, cả 3 thương hiệu trên đều từng bị chiếm tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Giữa năm 2011, một công ty tên là Việt Hương, trụ sở đặt tại Hồng Kông, đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc (kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ VN có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí đảo Phú Quốc) tại Trung Quốc.
Tại thôn Mai Dương, thôn có diện tích cũng như số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của xã Quảng Phước, ngoài tiến hành thu tỉa những diện tích thuỷ sản đã thả nuôi, nhiều hộ còn bắt đầu thả thêm lứa cua mới để tăng thêm nguồn thu trước mùa mưa bão. Toàn thôn có 120 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình, cá dìa.
Ông Yukio Kikuchi cho biết dự án này sẽ được triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với 180 chiếc, mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngư dân VN bằng cách giảm chi phí đánh bắt bằng phương tiện, công nghệ hiện đại và tăng giá bán sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng cá.
Những năm qua, nhiều loại cây nông sản chủ lực của tỉnh Bình Phước liên tục rớt giá, khiến thu nhập của nông dân bấp bênh. Nhiều hộ rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng - chặt rồi bế tắc không biết trồng cây gì. Do đó, ngành chức năng cần định hướng và chính nông dân phải biết tính toán trước khi chuyển đổi, chọn loại cây phù hợp.