Châu Thành (Tây Ninh) trồng cây trôm cho thu nhập khá

Những năm trước đây, cây lúa và cây mì được anh Minh lựa chọn để gieo trồng nhưng lợi nhuận mang lại không cao. Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhận thấy trôm là loại cây dễ trồng, anh Minh nhanh chóng liên hệ với Hội Nông dân xã Biên Giới để tìm hiểu và xuống tận Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh để mua cây giống về trồng.
Đến tháng 8.2012, trên 7.000m2 đất, ông Minh trồng 600 cây trôm. Chỉ sau 2 năm chăm sóc, cây trôm cho thu hoạch và mang về hiệu quả khá cao.
Tháng 8.2014, lần đầu tiên mở miệng lấy mủ trôm, ông Minh chỉ chọn thu hoạch mũ 100 cây lớn, 500 cây còn lại tiếp tục được anh chăm sóc.
Mỗi cây trôm lấy được khoảng 100g mủ/ngày, với giá thành ổn định ở mức 100.000 đ/kg mủ tươi, 300.000 đ/kg mủ khô, chỉ sau 4 tháng thu hoạch, ông Minh thu về được khoảng 60 triệu đồng/100 cây.
Những tháng đầu năm 2015, ông Minh tiếp tục mở miệng khai thác mũ thêm 200 cây. Ông Minh cho biết, loại cây này rất giống cây cao su, nhưng giá thành mủ lại cao hơn, thu hoạch rất dễ dàng, cây con ít bị chết và chế độ chăm sóc cũng không quá tốn kém, hiệu quả kinh tế khá cao.
Cây trôm có thể thu hoạch được 10 tháng/năm, lấy mủ vào buổi chiều, khi đang lấy mủ nếu gặp trời mưa thì cũng ít ảnh hưởng đến chất lượng mủ.
Ông Trần Quốc Khánh- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Biên Giới cho biết, cây trôm đang được Hội Nông dân xã khuyến khích trồng vì loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất biên giới, đến nay toàn xã đã nhân rộng được 13 ha, dự tính sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.

Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu.