Bà con nông dân tập trung xuống giống lúa vụ Thu Đông năm 2015 theo hai đợt

Để chuẩn bị tốt việc gieo sạ lúa Thu Đông năm 2015 tập trung né rầy, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, do đó ngày 31/7/2015, Ban Chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá và các dịch hại khác trên lúa đã có thông báo đến Ban Chỉ đạo các cấp và bà con nông dân cần phải tiến hành làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, dọn sạch gốc rạ, sử dụng phân lân hạ phèn và hạn chế ngộ độc hữu cơ.
Bên cạnh đó, thông báo lịch xuống giống tập trung né rầy vụ Thu Đông năm 2015 theo hai đợt như sau:
- Đợt 1: Từ ngày 01/8 đến ngày 10/8/2015.
- Đợt 2: Từ ngày 15/8 đến 25/8/2015.
Riêng những vùng không thể xuống giống né rầy, phải xuống giống đồng loạt, tập trung dứt điểm trên cả cánh đồng để tránh gối vụ giữa Thu Đông 2015 và Đông Xuân 2015 - 2016 trong các tiểu vùng hoặc khu vực. Tuy nhiên, những nơi thu hoạch lúa Hè Thu sớm xong, một số nơi bà con nông dân đã gieo sạ lúa Thu Đông được 14.871 ha. Diện tích này bà con nông dân cần theo dõi thăm đồng thường xuyên để quản lý dịch hại không để phát sinh thành dịch nhất là bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.
Tuyệt đối không được xuống giống nhiều trà lúa trên cùng một tiểu vùng.
Khi có rầy nâu trưởng thành di trú đến ruộng lúa với mật số cao (>3con/tép) trong giai đoạn lúa dưới 20 ngày tuổi, phải quản lý rầy chặt chẽ bằng cách phun thuốc đặc trị rầy theo nguyên tắc 04 đúng để giữ thiên địch trên đồng ruộng. Nếu mật số rầy di trú đến ruộng lúa thấp thì không phun thuốc trừ rầy mà phải chờ đến khi đợt rầy cám nở nếu mật số cao thì hãy xử lý. Chú ý hạn chế tối đa xử lý thuốc trừ sâu giai đoạn 40 ngày đầu của cây lúa.
Ngoài ra, phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái... nhằm giúp cây lúa khỏe và chống chịu tốt với rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, sử dụng các giống lúa chất lượng cao để gieo trồng...
Có thể bạn quan tâm

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.

Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.

Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..

Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.