Tuyệt Kỹ Diệt Chuột Không Cần Mồi
Từ chiếc bẫy bán nguyệt, ông Nguyễn Văn Giàu ở tổ 6, thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng đã chế thành công chiếc bẫy chuột không cần mồi. Mỗi ngày, ông Giàu diệt được hàng trăm con chuột…
"Trước năm 2009, khi chưa có phong trào diệt chuột thì chuột nhiều vô kể. Gieo giống gì, trồng cây gì cũng bị chuột phá hết. Vì vậy mùa màng thất bát, dân làng đói kém"- ông Giàu nhớ lại.
Mỗi đêm bắt cả trăm con chuột
Cũng từ đó, ông nghiên cứu đủ cách để diệt chuột, từ dùng thuốc, kích điện, keo dính… nhưng hiệu quả không cao. Đến năm 2009, vợ ông Giàu đi làm thuê trên thành phố mang về cho ông mấy cái bẫy chuột hình bán nguyệt. Tìm hiểu về chiếc bẫy, ông mới hay nó có xuất xứ từ miền Bắc. Trong quá trình dùng, ông phát hiện ra một số hạn chế của bẫy và tự mày mò chế tác thêm một số bộ phận cho phù hợp với việc đặt bẫy trên đồng ruộng.
Từ chiếc bẫy bán nguyệt, ông tự chế thêm tấm nhựa để đặt mồi nhử chuột. “Tuy nhiên, con chuột khôn lắm, nó không dễ gì mắc bẫy có thức ăn đâu”- ông Giàu nói. Chẳng hạn ruộng mới gieo sạ, chuột thích mồi lúa, nếu chỉ một sợi thép thì không thể bỏ lúa vào. Phần nữa, không dùng mồi mà chuột vẫn dính bẫy mới là quan trọng. Ông tiếp tục nghiên cứu để bẫy chuột không cần mồi.
Ông cho hay, vẫn cái bẫy chuột có tấm nhựa ấy nhưng không cần bỏ mồi mà chỉ “ngụy trang” thật kỹ trong đám cỏ, lúa, rau... chuột đi qua sẽ dính bẫy liền. 20 cái bẫy sập thì có đến 15-16 con chuột chết. Ban đầu ông chỉ diệt chuột ở ruộng lúa của gia đình, tiếp đến ông bày cho 2 người em. Mỗi đêm, 3 anh em ông đặt bẫy, sáng hôm sau thu về cả trăm con chuột. "Năm đó mấy anh em tôi được mùa lúa vì chuột gần như mất dấu trên khu ruộng" - ông Giàu cho biết.
Nhiều người trong tổ, trong thôn bắt đầu học cách bẫy chuột của anh em ông Giàu. Chỉ trong một thời gian ngắn, trên những ruộng lúa thôn Phước Hưng đã vắng bóng chuột. Sau 4 năm gắn bó với công việc diệt chuột, ông Giàu đã thuộc lòng những đặc tính của loài gặm nhấm này. “Chuột bắt đầu đi ăn khi đêm đến, do đó mình phải đặt bẫy khi trời còn sáng, khoảng 4 - 5 giờ chiều. Trước khi đặt bẫy phải đi trinh sát để nắm bắt được đường đi lối lại của chúng...”- ông Giàu chia sẻ kinh nghiệm.
Dùng chuột để nuôi cá, heo
Thấy chuột diệt được quá nhiều, người dân bỏ ngoài đồng ruộng gây ô nhiễm, hôi thối, ông Giàu lại nghĩ cách tận dụng số chuột diệt bẫy được. Thịt chuột dinh dưỡng cao, ông thử dùng chuột làm thức ăn cho lợn. Chuột thu gom về, ông đốt lửa nướng cho sạch lông rồi nấu cùng rau, cám cho lợn ăn.
Thấy lợn ăn thịt chuột lớn nhanh, chất lượng thịt rất ngon, ông xây thêm chuồng nuôi gần 20 con lợn. Sau mỗi đêm người dân trong làng đặt bẫy, gom chuột lại để trên bờ ruộng, ông lại đi thu về nấu cho lợn ăn.
"Ông Giàu có những tuyệt kỹ diệt chuột rất hay, đem lại hiệu quả cao, được Hội ND huyện mời đi tập huấn cho nhiều địa phương trong huyện”.Bà Bùi Thị Qua - Chủ tịch Hội ND xã Hòa Nhơn
Lợn ăn không hết, ông lại xây 2 cái bể nuôi cá lóc. Thức ăn của cá chủ yếu là chuột. “Cá, heo ăn thịt chuột lớn nhanh lắm, chi phí mua thức ăn lại giảm hẳn”- ông Giàu bảo.
Hơn 4 năm nay ông Giàu đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ mùa màng cho gia đình và người dân địa phương. Từ đầu năm 2013 đến nay, ông được nhiều nơi mời đi tập huấn phương pháp diệt chuột. “Nông dân chúng tôi chỉ trông chờ vào hạt lúa, vậy mà bị chuột cắn phá tan hoang, nhìn ruộng lúa xót xa lắm. Tôi muốn phổ biến công nghệ diệt chuột đến đông đảo bà con nông dân”- ông Giàu chia sẻ.
Không chỉ diệt chuột trên ruộng, ông Giàu còn nghiên cứu cách diệt chuột dưới nước, trên cây, trên dây…
Có thể bạn quan tâm
Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.
“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.
Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.
Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.
Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.