Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trại chăn nuôi heo giống hiện đại nhất Đông Nam Á

Trại chăn nuôi heo giống hiện đại nhất Đông Nam Á
Ngày đăng: 03/07/2015

Cảnh quan như công viên

Đầu mùa mưa, biên giới Lộc Ninh dịu mát, chúng tôi theo đoàn công tác lãnh đạo 2 tỉnh Bình Phước, Thừa Thiên - Huế tham quan trại heo giống cấp 1 của Công ty TNHH Lộc Phát 2 liên doanh với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, đứng chân trên xã biên giới Lộc Hòa. Chỉ hơn 1 giờ tham quan toàn bộ khu quy hoạch trại chăn nuôi heo nái, heo nọc và heo thịt cũng chỉ mới là “cưỡi ngựa xem hoa”. Ấn tượng với chúng tôi là cảnh quan môi trường ở đây ít cơ sở chăn nuôi heo có được. Hiện trại có quy mô 2.400 heo nái, nọc và 12.000 heo thịt theo tiêu chuẩn GMP, được đầu tư xây dựng cách xa khu chăn nuôi tập trung và khu dân cư đảm bảo an toàn dịch bệnh, đồng thời tạo không gian yên tĩnh để heo nái sinh sản tốt.

Cách Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (Lộc Ninh) chừng 5km, trại ở khu vực dân cư thưa thớt. Bước chân qua cổng trại là sân vườn, cây cảnh khoảng 5 ha. Để đến văn phòng điều hành, nơi ở, làm việc của các công nhân, kỹ sư, bác sĩ thú y và hệ thống chuồng trại, bioga, trạm điện... mọi người đều phải qua hệ thống tiệt trùng. Ở giữa các khu đều có công viên, cây cảnh được chăm sóc tỉ mẩn theo quy hoạch và có thẩm mỹ cao.

Trên mỗi chuồng có bảng theo dõi sức khỏe từng con

Ông Nguyễn Trung Hiếu, chủ trại tự hào nói: Để tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp như công viên, công ty phải đầu tư hơn 4 tỷ đồng mua giống, sau đó nhân giống để trồng. Cây cối ở đây xanh tươi tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu, xua đi cái nắng khốc liệt ở biên giới và át mùi hôi do chất thải của heo tỏa ra. Nhờ môi trường sạch, thông thoáng nên không có mùi hôi, ruồi, muỗi như nhiều trại chăn nuôi khác.

Hệ thống bioga khép kín được đầu tư 10 tỷ đồng có bể xử lý nước thải 360m3, ngoài cung cấp nước tưới cho cây công ty còn bán cho nhiều trang trại tưới cao su ở xã Lộc Hòa và các xã lân cận. Bioga giúp công ty tiết kiệm 30% năng lượng điện/tháng phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong giờ cao điểm.

Ông Hiếu cho biết: “Đã có 20 năm trong nghề chăn nuôi heo ở Đồng Nai - tỉnh có quy mô chăn nuôi heo lớn nhất cả nước - nhưng trước khi đầu tư trại heo giống ở Bình Phước, tôi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều trại chăn nuôi hiện đại của Thái Lan, nằm trong hệ thống Tập đoàn Chăn nuôi C.P”.

Quy trình chăn nuôi hiện đại, khép kín

Năm 2009, Lộc Phát được UBND tỉnh cấp phép đầu tư. Năm 2010, công ty xây dựng chuồng trại và tháng 11-2011 thả heo. Ngoài 54 ha theo quyết định cấp phép đầu tư của UBND tỉnh, công ty mở rộng thêm 45 ha vành đai.

Chuyên gia Lê Văn Sỹ, Phó tổng giám đốc Công ty C.P Việt Nam cho biết: Quy hoạch xây dựng tổng thể của trại heo giống Lộc Phát 2 là theo mẫu của những cơ sở hiện đại. Với quy mô trại khoảng 2.400 heo nái thì doanh nghiệp phải có diện tích 12 - 14 ha. Nguồn heo giống bố mẹ ban đầu nhập từ Thái Lan, Đan Mạch được sàng lọc để đạt tiêu chuẩn tốt nhất, có chất lượng thịt thơm ngon, không khô. Các trại đều có đường dẫn thức ăn tự động đến các chuồng heo. Chế độ ăn trong đó đủ lượng, dinh dưỡng theo trọng lượng, tuổi và phù hợp sức khỏe của heo từng ngày.

Trên diện tích 54 ha xây dựng trại, cảnh quan và nhà ở, nhà làm việc (diện tích còn lại trồng cao su) nhưng ở đây ít thấy bóng người do các bộ phận hoạt động độc lập. Đơn cử, hệ thống chăn nuôi (heo nái, heo thịt) có 35 người: 1 giám đốc, 1 nhân viên văn phòng, 1 thợ điện, 1 thống kê, 2 bảo vệ, còn lại là công nhân. Công nhân ở 4 người/phòng, kỹ sư 2 người/phòng, được xây dựng hiện đại, có máy lạnh. Công ty có nhà ăn, nhà nghỉ sạch sẽ, thoáng mát.

“Hiện Công ty C.P Việt Nam có Trung tâm Đào tạo nhân lực ở Đồng Nai. Nguồn nhân lực được chọn từ các Trường đại học Nông nghiệp trong nước. Khi làm việc ở C.P Việt Nam phải qua đào tạo 3 - 6 tháng (cả lý thuyết và thực hành). Sau khóa đào tạo, trung tâm gửi về các trại nuôi heo trong hệ thống để sát hạch. Đồng thời, công ty cũng hỗ trợ các trường đại học để có nguồn nhân lực tốt và sẵn sàng giúp đỡ các doanh nghiệp đào tạo nhân lực tại trung tâm và tư vấn quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng chăn nuôi theo hướng hiện đại” - ông Lê Văn Sỹ cho biết.

Chọn vị trí phù hợp và đầu tư bài bản, trại chăn nuôi heo giống cấp 1 ở Lộc Hòa góp phần cân đối tỷ trọng chăn nuôi - trồng trọt của Bình Phước theo đúng định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của Chính phủ.

Có 6 trại heo mang thai, 4 trại heo nái (2 ngăn/trại) và 1 trại heo nọc; lô heo con cai sữa, heo thịt. Heo sinh sau 21 ngày là cai sữa và nuôi 5 - 6 tháng tuổi, đạt trọng lượng trên 110kg sẽ được chọn lọc con tốt để cung cấp giống nái, nọc cho các trại chăn nuôi trong hệ thống C.P. Những con không đạt tiêu chuẩn chọn giống sẽ để lại nuôi heo thịt. Heo giống được quản lý chặt chẽ, có lý lịch trích ngang, đảm bảo không bị trùng huyết. Để giải quyết vấn đề môi trường, trại nuôi 4.000 con cá sấu để ăn nhau heo và heo con sinh ra bị chết. (Bác sĩ thú y Hoàng Anh Khoa - Giám đốc phát triển heo nái của trại)


Có thể bạn quan tâm

Nuôi lươn giống và thương phẩm lãi 600 triệu đồng/năm Nuôi lươn giống và thương phẩm lãi 600 triệu đồng/năm

Anh La Hữu Lộc, SN 1982 ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã từ bỏ việc làm ở Singapore về quê để nuôi lươn sinh sản và lươn thương phẩm mỗi năm

15/08/2017
Kiếm tiền tỷ nhờ trồng 4ha chanh dây xen lẫn gừng Kiếm tiền tỷ nhờ trồng 4ha chanh dây xen lẫn gừng

Ngoài tiền tỷ từ vườn chanh dây năng suất 200 tấn, anh Đăng Khoa (Đồng Nai) còn tận thu thêm hàng trăm triệu đồng nhờ trồng xen gừng, kim ngân.

17/08/2017
Kiếm trăm triệu mỗi tháng nhờ độc chiêu trồng cà chua từ... trứng gà và sữa Kiếm trăm triệu mỗi tháng nhờ độc chiêu trồng cà chua từ... trứng gà và sữa

Không trồng cà chua từ đất, tưới nước như thông thường, chị Thủy sử dụng hỗn hợp lên men từ trứng gà, sữa tươi và mật mía làm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng

21/08/2017
Tỷ phú mít ở Cư Elang: Trồng mít mà chăm bẵm hơn cả trồng cà phê! Tỷ phú mít ở Cư Elang: Trồng mít mà chăm bẵm hơn cả trồng cà phê!

Giữa vùng đất pha cát cằn cỗi, vườn mít bạt ngàn của ông Nguyễn Đình Thìn (45 tuổi, trú thôn Ea Rớt, xã Cư Elang, huyện Ea Kar) vẫn xanh mướt mát.

23/08/2017
Những ngư dân 'gác chèo' nuôi thỏ thu hơn 1 tỷ đồng/năm Những ngư dân 'gác chèo' nuôi thỏ thu hơn 1 tỷ đồng/năm

Với mô hình nuôi thỏ trên diện tích gần 1.000m2, mỗi năm hợp tác xã nuôi thỏ của những ngư dân thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thu về hơn 1 tỷ

24/08/2017