Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình nuôi gà lai ở Sóc Trăng

Hiệu quả mô hình nuôi gà lai ở Sóc Trăng
Ngày đăng: 03/07/2015

Việt Nam đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có năng suất khá cao, chất lượng thịt tốt, thích hợp với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp như gà Kabir của Israel, gà Tam Hoàng, Lương Phượng của Trung Quốc. Nhằm khai thác và khơi dậy các tính trạng tốt, có ích trong chăn nuôi, song song với việc nhập và nuôi thích nghi các giống gà ngoại, biện pháp lai kinh tế giữa các dòng, giống gà ngoại với các dòng, giống gà trong nước cũng được đặc biệt chú trọng.

Trong các giống gà nội, gà nòi là giống có nhiều đặc tính quý như: thích nghi tốt, thịt dai chắc, lượng mỡ ít phù hợp với sở thích ẩm thực của người Việt Nam, tuy nhiên giống gà này giá trị kinh tế không lớn lắm vì năng suất sinh sản thấp, nếu để tự nhiên thì gà nòi khó phát triển thành sản phẩm hàng hoá. Chính vì thế, trong công tác giống gia cầm, việc lai tạo các giống gà nhập ngoại với giống gà nòi địa phương, nhằm sử dụng những đặc điểm ưu thế của hai giống gà bố mẹ, nhất là đối với các tính trạng tăng trọng, màu sắc lông, da, chất lượng thịt trứng tốt, giúp ích trong chăn nuôi.

Thực tế cho thấy ở Sóc Trăng thời gian qua các giống gà lai có nhiều ưu thế hơn các giống gà khác, trong đó gà lai 75% nòi chiếm số lượng nhiều nhất, do tính thích nghi tốt, được thị trường chấp nhận, người nuôi có lãi. Chị Mai Thị Liên ở ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách cho biết mỗi đợt chị nuôi từ 1.000 – 1.500 con gà lai nòi, đàn gà tăng trưởng nhanh đồng đều, tỉ lệ nuôi đạt từ 92 – 95% tổng số lượng đàn. Sau khoảng 75 ngày, mỗi con nặng từ 1,5 – 2 kg. Với giá bán từ 65 – 85.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ, chuồng trại chị Liên còn lời khoảng 30.000 đ/kg , chị Liên cho biết: “Ngoài thực hiện tốt qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, việc chọn giống gà lai có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, chất lượng sẽ quyết định rất lớn thành bại của cả một vụ nuôi”.

Mô hình nuôi gà lai cho thu nhập cao của chị Mai Thị Liên ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

Thị trường tiêu thụ gà thịt lai nòi khá ổn định, do đó các hộ chăn nuôi cũng chọn nuôi giống này nhiều hơn. Nhưng chất lượng gà con còn phụ thuộc vào quy trình lai tạo phối giống, ấp nở và chăm sóc, trong khi nguồn cung cấp gà con trôi nổi còn khá nhiều với mức giá rẻ, nên một số hộ mua lầm con giống không đạt chất lượng.

Do đó bà con cần có những hiểu biết cơ bản để có thể lựa chọn được những lô con giống tốt, thạc sĩ Trương Thị Bích Liên - Trưởng trại Ứng dụng thực nghiệm – Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng khuyền cáo: “Các hộ nuôi nên chọn giống gà tại cơ sở uy tín, chọn giống gà lai bằng cảm quan như: Chân gà không bị dị tật, mắt lanh lẹ, màu sắc và trọng lượng những con giống phải tương đồng nhau; bà con nên chọn giống gà lai nòi kể khi bán sản phẩm ra thị trường có giá hơn; quá trình nuôi bà con phải cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn để gà tăng trọng tốt và thực hiện tốt công tác tiêm ngừa định kỳ…”.

Ngoài ra, để mở rộng quy mô đàn trên từng hộ hoặc từng vùng, người chăn nuôi cần liên kết chặt chẽ với nhau, cùng trao đổi kinh nghiệm, chọn con giống tốt, sắp xếp thời gian nuôi hợp lý, theo dõi tình hình thị trường nhằm hạn chế cung vượt cầu, làm giảm giá khi bán sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Thanh niên trẻ khởi nghiệp từ cá Koi Thanh niên trẻ khởi nghiệp từ cá Koi

Nguyễn Đức Mạnh (20 tuổi, thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) đã khởi nghiệp bằng việc nuôi cá Koi (cá chép Nhật), mỗi năm thu hơn 500 triệu

10/06/2020
Chuyển lúa sang chanh, tắc thu nhập gấp 4-5 lần Chuyển lúa sang chanh, tắc thu nhập gấp 4-5 lần

Nhiều năm trồng lúa chỉ đủ ăn, một nông dân ở xã Thạnh Trị (Kiến Tường, Long An), đã chuyển sang trồng chanh, tắc và đổi đời nhờ 2 loại cây mới này.

12/06/2020
Liên kết trồng dưa lưới, lãi 2,4 tỷ đồng/ha Liên kết trồng dưa lưới, lãi 2,4 tỷ đồng/ha

Liên kết trồng dưa lưới, người trồng không phải lo bao tiêu sản phẩm, được tư vấn kỹ thuật trồng, được mua vật tư sản xuất trả chậm, lợi nhuận đạt 2,4 tỷ đồng/h

22/06/2020
Một mình chăm sóc 800 gốc bưởi Một mình chăm sóc 800 gốc bưởi

Việc tưới phân, phun thuốc cho 800 gốc bưởi chỉ cần ông Cơ nhấn nút là tự động thực hiện, vừa tiết kiệm chi phí thuê nhân công, vừa tiết kiệm tối đa phân, thuốc

26/06/2020
Trồng bưởi da xanh không dùng phân, thuốc hóa học, cho quả quanh năm Trồng bưởi da xanh không dùng phân, thuốc hóa học, cho quả quanh năm

Rời TP Hồ Chí Minh khi đang có công việc ổn định, anh Nguyễn Văn Đảm đã lên Tây Nguyên tìm đất phù hợp để sản xuất bưởi da xanh theo hướng hữu cơ.

29/06/2020