Tuyên Quang Khai Thác Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản

Trên mặt nước mênh mông của công trình hồ chứa nước Ngòi Là 2 (Tuyên Quang), mới đây xuất hiện một bè nuôi cá có quy mô khá hiện đại: Bè có diện tích gần 400 m2 trong đó có 1 ô làm nhà trông coi, 1 ô làm kho chứa thức ăn, còn lại 18 ô nuôi cá, diện tích mỗi ô 36m2. Vật liệu làm bè cá gồm thùng phi nhựa, khung thép bằng ống nước, lưới nilon và hệ thống máy bơm.
Anh Hà Văn Dương, người quản lý bè cá giới thiệu, các loài cá nuôi trong các ô chuồng chủ yếu là Rô phi đơn tính, cá Lăng, Chép 3 máu, Trắm đen, Diêu hồng và cá Ngạnh sông.
Tuy mới 3 tháng đưa vào sử dụng nhưng nhìn thấy rõ hiệu quả cách thức nuôi thâm canh, cá phát triển nhanh, đảm bảo an toàn và dễ đánh bắt. Với loài cá trên bè tuy giá bán từng loại khác nhau, nhưng trừ chi phí thức ăn mỗi ô chuồng nuôi cá thu từ 150 đến 200 triệu đồng/năm.
Nhẩm tính với cách thức chăn nuôi thủy sản này, mỗi bè cá đạt sản lượng 12 tấn/năm doanh thu tới vài tỷ đồng. Thực tế mô hình, nhìn lại việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh có 10.744 ha, sản lượng thủy sản đạt 5.600 tấn.
Chị Nguyễn Thị An, Chi cục Trưởng, Chi cục Thủy sản cho biết, từ năm 2008 đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng cao, nhưng sản lượng thủy sản vẫn đạt mức thấp. Năm 2008, diện tích nuôi trồng có 2.195 ha, sản lượng cá đạt 2.991 tấn; năm 2010, diện tích 10.708 ha (thêm diện tích hồ thủy điện Tuyên Quang), sản lượng thủy sản đạt 3.327 tấn và năm 2013 là 10.744 ha, sản lượng thủy sản đạt trên 5.600 tấn.
Mới đây Chi cục Thủy sản đã tổ chức rà soát đánh giá kết quả nuôi cá ở loại hình mặt nước khác nhau, năng suất thu được rất khác nhau. Trong đó, nuôi cá trên ruộng năng suất đạt 0,5 tấn/ha; hồ thủy lợi 0,68 tấn/ha; ao, hồ gia trại đạt 1,2 tấn/ha; nuôi cá lồng trên sông hồ đạt 0,35 tấn/lồng. Tuy nhiên việc phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa chưa tạo thành vùng tập trung, thay vào đó nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu cải thiện bữa ăn gia đình.
Đối tượng cá nuôi là giống cũ, như mè, trôi, trắm, chép chiếm 90% sản lượng, những giống mới có chất lượng và giá trị cao như cá Chép lai V1, Diêu hồng, cá Quả, Rô phi đơn tính, Rô đồng đầu vuông, Trắm đen, Lăng chấm, cá Bỗng, mới xuất hiện nuôi ở một vài điểm chiếm tỷ lệ 10% sản lượng hàng năm.
Để khai thác lợi thế nguồn lợi mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản, cuối năm 2013, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu đến năm 2015, mặt nước nuôi trồng thủy sản có 11.494 ha, sản lượng thủy sản đạt 7.127 tấn, trong đó sản lượng thủy sản từ chăn nuôi cá là 6.327 tấn; sản lượng đánh bắt trên hồ là 800 tấn; đảm bảo đủ việc làm cho 10.051 lao động.
Theo mục tiêu trên trong công tác quy hoạch, tỉnh đã triển khai các nhóm giải pháp chủ yếu như: Cơ cấu giống thủy sản; sản xuất chế biến thức ăn cho cá; tiêu thụ sản phẩm thủy sản; ứng dụng khoa học và công tác khuyến ngư; cơ chế chính sách khuyến khích phát triển thủy sản và giải pháp về vốn cho nuôi trồng thủy sản...
Có thể bạn quan tâm

Có mặt trên vùng duyên hải Nam Trung Bộ khô hạn từ hơn 100 năm trước, cây nho ở Ninh Thuận được ví như cây trồng “nữ hoàng”, giúp người dân miền gió cát thoát nghèo, thậm chí không ít người vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thực tế nho Ninh Thuận hiện chưa phát triển ngang tầm với danh hiệu độc tôn của nó.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Xác định phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM và hình thành được những mô hình chăn nuôi bước đầu có hiệu quả.

Thời điểm này năm trước tại khu vực cảng Kỳ Hà thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam tàu thuyền tấp nập ra vào, số lượng tàu neo đậu rất ít, nhưng năm nay, rất nhiều tàu nằm bờ dài ngày. Gặp ngư dân ai cũng bảo, giá thu mua hải sản xuống quá thấp nên nhiều chủ tàu cho nằm bờ, bởi càng đi càng lỗ.

Ông K’ Văn Góa - Phó Chủ tịch xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Ngay từ đầu tháng 3, chúng tôi đã họp, có kế hoạch và thông báo cho bà con xuống giống vụ hè thu, nguồn nước cung cấp đầy đủ. Có 45,3 hecta đất trồng lúa nước, bà con đồng loạt xuống giống, đạt 100% chỉ tiêu đề ra là không bỏ ruộng hoang”.