Cây Thanh Long Trên Vùng Đất Cát
Học xong đại học, thay vì đi xin việc làm ở các doanh nghiệp, anh Lê Phan Hữu Hưng ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai lại về quê với quyết tâm mang kiến thức phục vụ quê hương.
Vượt qua bao khó khăn, anh đã tạo dựng cho mình một mô hình sản xuất hiệu quả mà nhiều người ở xã Xuân Hưng đang học tập.
* Cải tạo đất nghèo
Tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật, anh Hưng xin về làm cán bộ nông nghiệp của xã. Càng gắn bó với nông dân, anh càng thấy cái khó của vùng đất quê mình. Đất cát kém màu mỡ khiến trồng cây gì cũng khó khăn. Chính gia đình anh ở đây cũng vẫn loay hoay trong việc phát triển kinh tế, trồng cây xong rồi lại chặt bỏ.
“Gia đình tôi cũng trồng nhiều thứ cây, như: chuối, điều, xoài, mít, nhãn… Trồng vài năm không hiệu quả lại chặt. Cứ trồng rồi lại chặt rất tốn kém, nghèo vẫn hoàn nghèo. Mỗi năm gia đình thu hoạch được 20 - 30 triệu đồng, không sao khá lên được” - anh Hưng chia sẻ.
Theo anh, có nhiều nguyên nhân khiến nông dân ở đây phát triển kinh tế chậm hơn mọi nơi. Thứ nhất, do vùng đất ở đây không được màu mỡ như nhiều nơi khác; thứ hai là thói quen canh tác, nông dân còn quen sản xuất theo truyền thống chưa có những đột phá trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Sau một thời gian trăn trở, anh Hưng quyết tạo một mô hình phát triển kinh tế chinh phục vùng đất nghèo này. Anh xin nghỉ hẳn công tác ở xã để toàn tâm hơn cho công việc phát triển cây thanh long của mình.
* Hiệu quả từ cây thanh long
Tháng 9 vừa qua, anh Hưng đã được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của, đây là sự động viên lớn dành cho anh. Anh Hưng cho biết, anh đến với cây thanh long không phải là cái duyên tình cờ mà từ sự nghiên cứu khá kỹ từ thời còn là sinh viên.
Vốn ít, anh Hưng thực hiện theo phương án “con nhà nghèo”. Đầu tiên, anh bỏ ra 2 triệu đồng mua giống và trồng thanh long bằng trụ tre. 30 trụ thanh long đầu tiên khá thành công. Năm sau vay được thêm ít vốn, anh nâng cấp lên trồng bằng trụ gỗ. Anh Hưng tâm sự: “Trồng thanh long bằng trụ tre hoặc gỗ chỉ được một thời gian là mục, nhưng không có vốn bước đầu phải làm vậy. Mục đích là nhân giống trước, sau khi có thu nhập sẽ cải thiện dần”.
Anh đã phát triển đúng theo hoạch định của mình, diện tích thanh long hàng năm được tăng dần lên từ 30 trụ lên 200 trụ, rồi đến 300 trụ và hiện tại là 2 ngàn trụ, trong đó có 1.500 trụ là thanh long ruột đỏ và 500 trụ thanh long ruột trắng. Anh Hưng dự định phát triển vườn thanh long lên khoảng 5 ngàn trụ. Thu nhập của anh cũng tăng nhanh, từ vài chục triệu đồng ban đầu, nay đã đạt hàng trăm triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Từ thiếu đói triền miên những lúc giáp hạt, nhờ quyết tâm làm giàu, học hỏi kỹ thuật trồng cà phê, ông Ha Kai (57 tuổi), người K’Ho ở thôn Tân Hợp, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng đã trở thành tỷ phú.
Việc bà con người dân tộc ở Lai Châu bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc có thể gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Cuối tuần qua, tại TPHCM, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có buổi tọa đàm với doanh nghiệp sản xuất phân bón về việc triển khai Nghị định 202/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiến sĩ Dương Hoa Sô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, cho rằng nâng cao hàm lượng chất xám vào sản xuất qua việc phát triển giống cây con cho việc tái cơ cấu sản xuất có vai trò quan trọng trong mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện Đề án Khuyến công Quốc gia năm 2015 của Cục Công nghiệp địa phương, ngày 20/8, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đồng Tháp phối hợp với Công ty CP Ramsa tổ chức triển khai đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sữa hạt sen và trà lá sakê.