Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Đổi Đời Dưới Chân Núi LangBiang

Cây Đổi Đời Dưới Chân Núi LangBiang
Ngày đăng: 29/01/2015

Đến chân núi LangBiang, rẽ tay trái, đi thêm vài trăm mét đường đất là tới thung lũng “cây đổi đời” rộng tới 30ha của đồng bào K’Ho ngụ tại thôn Bon Dưng 1, thị trấn Lạc Dương (Lâm Đồng).

Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.
Có gần 70 hộ trồng loại cây này, trong đó chiếm 80% là đồng bào K’Ho định cư ngay dưới chân núi LangBiang. Từ khi cây dâu tây được đưa về trồng thương phẩm, chẳng ai còn phải đi lo đến cái ăn, cái mặc như cách đây một số năm về trước. Điều mà hàng chục hộ đồng bào K’Ho bây giờ hướng tới là làm giàu hơn nữa trên chính mảnh đất này.
Năm 2011, trong lúc cây dâu tây tại Đà Lạt đang trong tình trạng lâm nguy vì dịch bệnh tràn lan, một số gia đình người K’Ho ở thị trấn Lạc Dương nhận thấy giá dâu tây khá cao liền “liều lĩnh” đưa giống cây này về trồng. Giống họ chọn không phải là dâu tây sạch bệnh đắt đỏ của Pháp, Nhật hay New Zealand mà chính là các loại dâu tây truyền thống của Đà Lạt như mỹ hương, mỹ đá.
Nhận thấy đồng bào K’Ho mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây rau sang dâu tây, chính quyền huyện Lạc Dương lập tức chỉ đạo Phòng Nông nghiệp phối hợp với Hội Nông dân thị trấn Lạc Dương mở nhiều lớp tập huấn ngắn ngày phổ biến kỹ thuật trồng dâu cho những gia đình có nhu cầu.
Nắm chắc kỹ thuật, đất đai lại sẵn, chỉ trong một thời gian ngắn, vùng đất suốt mấy chục năm làm rau mà vẫn không đủ ăn đã được đồng bào ở đây nhanh chóng chuyển sang trồng cây dâu tây. Một trong những hộ tiên phong tại địa phương là ông Cil Roan. Gia đình ông Roan thuộc diện khó khăn của thị trấn Lạc Dương. Ông Roan có 5 sào đất, trước đây trồng rau, cà rốt, củ cải… làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn không đủ ăn.
Từ khi chuyển sang trồng dâu tây, được sự “hậu thuẫn” về kỹ thuật của cán bộ thị trấn, huyện Lạc Dương, một năm sau đó gia đình ông thoát nghèo, và nay trở nên khá giả. Hiện, giá bán dâu tây trung bình là 40.000đ/kg, với 5 sào dâu tây này, mỗi năm trừ chi phí đầu tư, thuê nhân công lao động, ông Roan vẫn còn bỏ túi khoảng 250 triệu đồng - số tiền mà lúc trước gia đình ông Roan chưa bao giờ dám nghĩ tới vì nó quá xa xỉ.
Ông Trần Quang Kỳ, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Lạc Dương cho biết, cây dâu tây được đồng bào K’Ho đưa về trồng đại trà tại địa phương chưa lâu nhưng hiệu quả kinh tế đã trông thấy rõ. Nhờ có dâu tây mà nhiều gia đình trước đây được liệt vào diện nghèo nay đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ chính đôi tay lao động cần cù của mình. Không ít gia đình đồng bào K’Ho đã mua sắm được các phương tiện đi lại hiện đại trị giá hàng chục triệu đồng, những vật dụng đắt tiền như tủ lạnh, tivi, dàn karaoke, lò vi sóng… và xây cất được nhà cửa kiên cố, rộng rãi. Nhiều hộ còn có tiền gửi tiết kiệm.
Hiện tại, thị trấn Lạc Dương có tới gần 70 gia đình trồng dâu tây, trong đó, chiếm 80% là đồng bào K’Ho. Địa điểm trồng dâu tập trung chủ yếu dưới chân núi LangBiang tạo thành một thung lũng dâu tây rộng tới 30ha, đẹp như trong tranh. Cây dâu tây cho thu nhập cao, giúp hàng chục gia đình tại thị trấn Lạc Dương thoát nghèo và vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

21/06/2013
Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

21/06/2013
Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre) Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre)

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

22/06/2013
Tôm Hùm Giống Xuất Hiện Nhiều Ở Vùng Biển Nhơn Lý (Bình Định) Tôm Hùm Giống Xuất Hiện Nhiều Ở Vùng Biển Nhơn Lý (Bình Định)

Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.

22/06/2013
Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Lùn Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Lùn Hiệu Quả Kinh Tế

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.

22/06/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.