Thái Niên (Lào Cai) Cam Trồng Thử Nghiệm Bị Sâu Bệnh Nặng

Hai giống cam V2 và cam Canh được trồng thử nghiệm tại xã Thái Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ” do sâu bệnh tấn công.
Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.
Thời gian gần đây, hai giống cam này đang bị sâu bệnh hoành hành. Ở cả 2 giống cam đều xuất hiện bệnh vàng lá, gân xanh. Phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ. Ở giống cam V2, trên mặt lá xuất hiện một lớp muội đen phủ kín, bên dưới mặt lá xuất hiện loại nấm vàng phủ kín, lâu dần, những đốm vàng chuyển sang màu xám, mốc.
Ông Lê Văn Hoan ở thôn Báu cho biết: Gia đình ông trồng được 150 gốc cam V2 từ tháng 3/2013. Ban đầu cây sinh trưởng tốt, khi cây được 1,5 tuổi thì phát sinh bệnh.
Người dân Thái Niên đang rất hoang mang, một số hộ còn có ý định xây bể, có hộ đã mua hệ thống ống dẫn nước, máy bơm cỡ lớn để lấy nước từ sông Hồng lên tưới cho cây nhưng nay ngừng lại, vẫn chưa dám lắp đặt vì sợ cây cam bị chết.
Ông Vũ Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Niên cho biết: Xã đã thông tin cho Viện Di truyền Nông nghiệp, phối hợp với Trung tâm chuyển giao Khoa học – Công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ) lấy mẫu cây bị bệnh và tìm nguyên nhân. Hiện tại, xã đã buộc phải tiêu hủy 120 gốc cam bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Hồ Ngọc Mẫn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, vụ hè thu 2013 này, toàn huyện có khoảng 218ha lúa bị chuột gây hại với tỷ lệ gây hại từ 30-40%, cá biệt một số cánh đồng tại Đại Hưng, Đại Thạnh, Đại Hòa, Đại Nghĩa, Đại Hiệp bị chuột gây hại nghiêm trọng với tổng diện tích khoảng 56ha.

Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân - Bình Thuận) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.

Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…