Tưới Tiết Kiệm Đẩy Cao Năng Suất

Nhiều năm liền, giá hạt cà phê chỉ nằm ở mức thấp, từ 35-40 ngàn đồng/kg, nhưng ông Nguyễn Văn Sinh, một nông dân trồng cà phê ở ấp Gia Ui, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc vẫn có mức thu nhập trên 140 triệu đồng/hécta.
Gia đình ông Sinh có 2,6 hécta cà phê, trước đây, năng suất chỉ đạt hơn 2,5 tấn/hécta. Năm 2012, ông mạnh dạn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống, và năng suất cà phê đã tăng lên trên 3 tấn/hécta. Riêng niên vụ cà phê 2014, năng suất ước đạt trên 3,5 tấn/hécta.
Ông Sinh khẳng định, việc lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm có nhiều lợi ích, như: tiết kiệm được 70% tiền công tưới, lợi hơn 30% phân vì cây hấp thụ 100% lượng phân bón nên giảm được chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, việc hấp thụ đầy đủ lượng phân và nước giúp cây cà phê xanh tốt, lâu cỗi và cho năng suất cao.
Theo tính toán, chỉ cần đẩy năng suất cà phê tăng lên thêm 0,5 tấn/hécta, thì dù giá hạt cà phê có nằm ở mốc 40 ngàn đồng/kg, người dân cũng có thêm được 20 triệu đồng bù vào phần chênh lệch giá.
Số liệu thống kê cho thấy, hiện có hơn 5 ngàn hécta diện tích cây trồng ở Đồng Nai được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, tập trung nhiều ở các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Định Quán. Riêng Xuân Lộc có trên 2 ngàn hécta đất sản xuất được đầu tư lắp đặt hệ thống này.
Diện tích cây tiêu ở Xuân Thọ và Suối Cao (huyện Xuân Lộc) nhờ áp dụng tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống tưới đã đạt năng suất từ 7-10tấn/hécta, tăng 4 -6 tấn/hécta so với năng suất bình quân toàn huyện; cây điều đạt năng suất từ 3-3,5 tấn/hécta, tăng 1-1,5 tấn/hécta.
Đối với cây xoài ở Xuân Hưng, nhờ hệ thống tưới tiết kiệm, nông dân đã chủ động được mùa vụ nên năng suất đạt từ 30 - 35 tấn/hécta, cao hơn gấp 3 lần năng suất bình quân chung, đồng thời bà con cũng có thể xử lý cho sản phẩm trái mùa nên có giá bán cao hơn so với mùa thuận.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, sức tiêu thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh giảm mạnh do dịch cúm đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ, trại chăn nuôi gia cầm. Ông Nguyễn Hữu Liên, một hộ chăn nuôi gà ta tại xã Đá Bạc (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, hơn 1.000 con gà của nhà ông quá lứa đã gần 2 tháng nay nhưng không bán được, mỗi ngày ông còn tốn 1 triệu đồng tiền thức ăn cho gà.

Tin từ Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), cây bắp đông - xuân 2013-2014 tại huyện phát triển tốt, năng suất ổn định, năng suất bình quân ước đạt từ 9-10 tấn/hécta (tương đương năng suất với niên vụ đông - xuân 2012-2013).

Hơn 1 năm qua, vùng trồng khóm Đồng Dinh (Phú Hòa - Phú Yên) rộng 500ha xuất hiện bệnh héo đỏ lá. Hiện loại bệnh này không có thuốc trị khiến khóm “xuống sức” kéo theo giảm năng suất, thiệt hại ước tính lên đến hàng tỉ đồng.

Những ngày qua giá chuối tăng gần gấp đôi, lên 6.000-7.000 đồng/kg ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) nên nhiều nhà vườn chặt chuối non để bán.

Hiện nay, nhiều vựa thu mua mít ở khu vực xã Cẩm Sơn (Cai Lậy, Tiền Giang) thường cắt một miếng lớn ở vai trái và sau đó được “sơn” kín bằng một “dung dịch màu trắng”. Dư luận thắc mắc: cắt vai trái mít có tác dụng gì? “Dung dịch màu trắng” là chất gì, có độc hại cho người dùng?