Tưới Tiết Kiệm Đẩy Cao Năng Suất

Nhiều năm liền, giá hạt cà phê chỉ nằm ở mức thấp, từ 35-40 ngàn đồng/kg, nhưng ông Nguyễn Văn Sinh, một nông dân trồng cà phê ở ấp Gia Ui, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc vẫn có mức thu nhập trên 140 triệu đồng/hécta.
Gia đình ông Sinh có 2,6 hécta cà phê, trước đây, năng suất chỉ đạt hơn 2,5 tấn/hécta. Năm 2012, ông mạnh dạn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống, và năng suất cà phê đã tăng lên trên 3 tấn/hécta. Riêng niên vụ cà phê 2014, năng suất ước đạt trên 3,5 tấn/hécta.
Ông Sinh khẳng định, việc lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm có nhiều lợi ích, như: tiết kiệm được 70% tiền công tưới, lợi hơn 30% phân vì cây hấp thụ 100% lượng phân bón nên giảm được chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, việc hấp thụ đầy đủ lượng phân và nước giúp cây cà phê xanh tốt, lâu cỗi và cho năng suất cao.
Theo tính toán, chỉ cần đẩy năng suất cà phê tăng lên thêm 0,5 tấn/hécta, thì dù giá hạt cà phê có nằm ở mốc 40 ngàn đồng/kg, người dân cũng có thêm được 20 triệu đồng bù vào phần chênh lệch giá.
Số liệu thống kê cho thấy, hiện có hơn 5 ngàn hécta diện tích cây trồng ở Đồng Nai được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, tập trung nhiều ở các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Định Quán. Riêng Xuân Lộc có trên 2 ngàn hécta đất sản xuất được đầu tư lắp đặt hệ thống này.
Diện tích cây tiêu ở Xuân Thọ và Suối Cao (huyện Xuân Lộc) nhờ áp dụng tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống tưới đã đạt năng suất từ 7-10tấn/hécta, tăng 4 -6 tấn/hécta so với năng suất bình quân toàn huyện; cây điều đạt năng suất từ 3-3,5 tấn/hécta, tăng 1-1,5 tấn/hécta.
Đối với cây xoài ở Xuân Hưng, nhờ hệ thống tưới tiết kiệm, nông dân đã chủ động được mùa vụ nên năng suất đạt từ 30 - 35 tấn/hécta, cao hơn gấp 3 lần năng suất bình quân chung, đồng thời bà con cũng có thể xử lý cho sản phẩm trái mùa nên có giá bán cao hơn so với mùa thuận.
Related news

Chi cục Thủy sản hỗ trợ các hộ nuôi về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc cá, kỹ thuật lắp đặt 20 lồng nuôi gồm 12 lồng cá điêu hồng, 4 lồng cá lăng và 4 lồng cá chép lai. Kết quả bước đầu cho thấy, các đối tượng cá nuôi trong lồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,4 – 1,2kg/con, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) có 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các năm vừa qua diện tích nuôi tôm công nghiệp tại địa phương năng suất thấp, chủ đồng chưa có lợi nhuận.

Hiện tại, giá cá tại các chợ trên địa bàn xã Vĩnh Xương như: cá chốt giấy, cá rô đồng có giá từ 60.000 – 80.000đ, cá Mè Vinh có giá từ 50.000đ – 60.000đ. Nhờ vậy, mà các hộ làm nghề đánh bắt thủy sản cũng có thêm thu nhập cao ở lúc cuối lũ, bình quân mỗi ngày các hộ này, có thu nhập từ 150.000đ trở lên, qua đó góp phần năng cao đời sống của người dân vùng lũ đầu nguồn Tân Châu hiện nay.

Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC - Sóc Trăng 2014, tỉnh Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 5 dự án nông nghiệp, nông thôn với số tiền 1.000 tỷ đồng.

Tiền Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều lợi thế phát triển vùng cây ăn trái. Để tạo bước chuyển biến, tỉnh ta đã xác định 7 loại trái cây đặc sản cần khuyến khích đầu tư phát triển và đã hình thành các vùng chuyên canh như: Xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, khóm Tân Phước.