Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông sản sạch mong vào siêu thị

Nông sản sạch mong vào siêu thị
Ngày đăng: 08/10/2015

Nhưng thực tế các loại trái cây, nông sản địa phương có mặt tại các kênh siêu thị còn rất hạn chế.

Vườn trồng chanh dây xuất khẩu tại huyện Cẩm Mỹ.

Theo phản ánh của cả doanh nghiệp và nông dân, việc tiếp cận được kênh bán hàng siêu thị hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra còn rất nhiều rào cản, như: thủ tục hồ sơ, quy định giao hàng và thanh toán... đều nghiêng về phía có lợi cho siêu thị khiến nhiều doanh nghiệp và nông dân e dè khi tiếp cận kênh tiêu thụ luôn được cho là đầy tiềm năng này.

Siêu thị ít nông sản địa phương

Ông Trần Thanh Tùng, đại diện Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn xã Bình Sơn (huyện Long Thành), cho biết hiện xã có trên 100 hộ nông dân nuôi gà ta thả vườn, mỗi năm cung cấp ra thị trường 1,5 triệu con gà.

Sản phẩm của nông dân chủ yếu thả vườn, nuôi theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng hiện vẫn chưa có cửa vào được các hệ thống siêu thị.

Giá gà bán đến tay người tiêu dùng đứng ở mức cao, trong khi nhà vườn lại bán cho thương lái với giá rẻ do chi phí cho các khâu phân phối quá lớn.

“Ngoài mặt hàng gà, xã cũng đã có vùng chuyên canh cây sầu riêng rộng hơn 40 hécta, trong đó 10 hécta đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Chúng tôi rất mong đưa được hàng vào siêu thị để có đầu ra ổn định hơn cho sản phẩm nhà vườn” - ông Tùng nói.

Theo đại diện các siêu thị, hàng hóa vào siêu thị phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chứng minh sản phẩm đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có đầu tư khâu sơ chế đạt quy chuẩn…

Đây là cơ sở để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và cũng là quy định của các cơ quan quản lý nhà nước.

Những hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ khó đáp ứng những yêu cầu trên nên phía siêu thị thường ký kết tiêu thụ nông sản thông qua các hợp tác xã hoặc các cơ sở kinh doanh uy tín về chất lượng.

Để hỗ trợ cho nông dân, hợp tác xã đưa hàng vào siêu thị, Sở Công thương và các sở, ngành liên quan đã phối hợp với các siêu thị trên địa bàn tỉnh tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối để đưa nông sản địa phương vào kênh bán hàng hiện đại này.

Theo đại diện siêu thị Big C Đồng Nai, trong những chương trình kết nối với địa phương, siêu thị trực tiếp gặp gỡ doanh nghiệp, hợp tác xã để hỗ trợ và hướng dẫn họ về mặt hồ sơ, thủ tục.

Từ tháng 6-2014 đến nay, hệ thống siêu thị đã kết nối được thêm 50 cơ sở là hợp tác xã, doanh nghiệp gia đình trở thành nhà cung cấp, trong đó ưu tiên cho nhóm hàng là đặc sản, nông sản của các địa phương.

Hợp tác xã tiểu thủ nông nghiệp Long Khánh (TX.Long Khánh) chuyên trồng các loại nấm ăn, nấm linh chi.

Ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc hợp tác xã, cho biết đơn vị đã đầu tư làm nhãn hàng riêng và sơ chế, đóng gói sản phẩm với mục tiêu đưa hàng vào siêu thị nhưng đến nay sản phẩm vẫn do thương lái thu mua.

“Thời gian qua, người trồng nấm mèo rất khó khăn vì không cạnh tranh lại hàng Trung Quốc giá rẻ đang tràn ngập thị trường. Chúng tôi rất mong siêu thị tạo điều kiện để hợp tác xã đưa hàng vào kênh tiêu thụ ngày càng đông khách hàng này” - ông Hòa nói.

Hàng xuất khẩu vẫn khó vào

Hiện thị trường xuất khẩu đang rộng cửa với nhiều loại trái cây của Đồng Nai, như: xoài, thanh long, chôm chôm...

Theo đó, nông dân đã và đang mở rộng việc ứng dụng quy trình sản xuất sạch theo chuẩn VietGAP để đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, do những yêu cầu khắt khe từ phía siêu thị, nhiều loại trái cây, nông sản xuất khẩu vẫn chưa vào được kênh tiêu thụ của các siêu thị. Một nông dân trồng hơn 10 hécta chanh dây tại huyện Cẩm Mỹ, cho biết sản phẩm của nhà vườn được ứng dụng công nghệ cao từ chọn lọc giống đến sản xuất theo quy chuẩn VietGAP.

Sản phẩm được doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thu mua xuất khẩu sang một số nước châu Âu.

Hàng loại 2 thì bán cho thương lái đưa ra chợ. Nông dân này cho biết: “Làm hàng xuất khẩu, nông dân được doanh nghiệp về tận nơi đặt hàng và bao tiêu mọi khâu thủ tục, hồ sơ nên nông dân chỉ cần tập trung vào sản xuất. Trong khi siêu thị lại đòi hỏi rất nhiều loại giấy tờ, quy định và nhất là để tiếp cận được kênh tiêu thụ này cũng không hề dễ”.

Công TNHH thực phẩm  NFC (Khu công nghiệp Nhơn Trạch) chuyên sản xuất các loại thực phẩm nông sản sấy khô, như: rau củ quả, gia vị... Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước châu Âu.

Đại diện công ty này giới thiệu:

“Công ty thành lập từ năm 2002 nhưng sản phẩm vẫn chủ yếu xuất khẩu và cung cấp cho những doanh nghiệp trong ngành chế biến. Chúng tôi rất mong được phía siêu thị tạo điều thuận lợi để đưa sản phẩm vào kênh tiêu thụ này giới thiệu cho người tiêu dùng trong nước”.


Có thể bạn quan tâm

Những Người “Vuốt Tai” Những Người “Vuốt Tai”

Như nhiều người cùng quê Quảng Ngãi, Nguyễn Thị Mơ vào Phan Thiết tìm việc làm. Mấy tháng đầu Mơ gánh cá thuê ở Cảng cá Cồn Chà. Rồi khi cá ít mà người gánh lại đông, cô thường ngồi không nhiều ngày.

19/06/2013
Công Ty Lương Thực Tiền Giang Triển Khai Thu Mua 33.000 Tấn Gạo Tạm Trữ Công Ty Lương Thực Tiền Giang Triển Khai Thu Mua 33.000 Tấn Gạo Tạm Trữ

Ngày 18-6, ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho biết, trong đợt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu 2013, đơn vị được phân bổ thu mua 33.000 tấn quy gạo, bao gồm chỉ tiêu của VFA giao là 24.000 tấn; Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao 9.000 tấn.

19/06/2013
Gặp Gỡ Một Nông Dân Sản Xuất Giỏi Gặp Gỡ Một Nông Dân Sản Xuất Giỏi

Anh Trần Điền Thuấn ngụ ấp Tân Mỹ, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, tài sản đáng giá của vợ chồng anh là miếng đất thổ cư 500m2.

19/06/2013
Những Làng Quê Ôm Nợ Bi Đát Mang Tên Tôm Hùm Những Làng Quê Ôm Nợ Bi Đát Mang Tên Tôm Hùm

Dọc ven biển các tỉnh Nam Trung bộ có rất nhiều vùng nuôi tôm hùm, sú, thẻ chân trắng. Trước đây, ở những làng nuôi tôm này có không ít người trở thành tỷ phú, vậy mà bây giờ họ thành "chúa Chổm".

20/06/2013
Việt Nam Được Hỗ Trợ 1,7 Triệu USD Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Việt Nam Được Hỗ Trợ 1,7 Triệu USD Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Theo đó, FAO sẽ triển khai thực hiện dự án hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng sẵn sàng phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm với trị giá là 1,7 triệu USD. Nguồn vốn này do Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

20/06/2013