Tưới Nước Ít Hơn Vẫn Bảo Đảm Năng Suất Cà Phê
Tưới nước ít hơn vẫn bảo đảm năng suất, thông tin này được giới khoa học đưa ra thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm của nông dân làm cà phê. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đang hiện hữu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, trong đó có sự sụt giảm mực nước ngầm phục vụ tưới tiêu cho cây trồng…
Dak Lak là tỉnh đóng góp khoảng 40% sản lượng cà phê của Việt Nam. Để việc canh tác cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc bảo đảm đủ nước tưới trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 là cực kỳ cần thiết. Trước đây nông dân thường tưới nhiều gấp đôi lượng nước được khuyến cáo.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, không phải tưới nhiều nước là đem lại hiệu quả kinh tế. Bởi cùng với vấn đề tưới nước còn bao gồm nhiều chi phí khác như nhân công, nhiên liệu và thiết bị, chiếm khoảng 15-20% tổng chi phí sản xuất cà phê.
Tính theo phương pháp của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, tổng lượng nước cần thiết cho sản xuất cà phê hằng năm là 1.388 mm, trong đó các tháng mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 cần 529 mm nước. Trong khi đó lượng mưa trong giai đoạn này chỉ đạt 113 mm.
Thêm nữa với khoảng 57% tổng lượng nước tưới được lấy từ nước ngầm và 95% lượng nước này được dùng để tưới cà phê thì đây thực sự là một thách thức khi vấn đề cạn kiệt nguồn nước ngầm ngày càng trầm trọng.
Các thử nghiệm thực tế trong những điều kiện thích hợp đã chứng minh rằng: tưới nước ít hơn 40% so với lượng nước được khuyến cáo sẽ không làm giảm năng suất cà phê. Thậm chí mức độ ức chế về nước cao hơn vẫn đem lại hiệu quả bởi mức độ ức chế sẽ kích thích cho cây ra hoa và đậu quả. Và vấn đề là ở chỗ cần phải có lịch tưới tối ưu.
Ví dụ với lượng mưa trung bình trong tháng 11, tháng 12 năm trước, chỉ cần khoảng 150 mm nước tưới cho cà phê trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 là đủ (tương đương 455 lít/cây/lần tưới x 3 lần). Nếu các tháng 11, tháng 12 năm trước có lượng mưa lớn, chỉ cần 80-120 mm nước tưới cho cà phê là đủ (tương đương 300 lít/cây/lần tưới x 3 lần).
Một điều tra cho thấy hơn 50% nông dân tưới nhiều nước hơn lượng nước tối ưu nói trên, năng suất thu được lại thấp hơn, trung bình 2,4 tấn/ha, trong khi những nông dân tuân thủ cách tưới tối ưu vẫn đạt năng suất 3-4 tấn/ha.
Trước thực trạng sự sụt giảm tài nguyên nước đến mức báo động, cùng với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp khác như kiên cố hóa kênh mương, khuyến khích trồng cây che bóng, đai rừng chắn gió, tăng cường lượng phân bón hữu cơ…, việc nâng cao nhận thức của nông dân về sử dụng nước bền vững trong sản xuất cà phê là điều cần thiết.
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia, với khoảng 400 lít/cây/đợt tưới là đủ để đạt hiệu quả kinh tế và năng suất lên tới 4 tấn/ha. Bên cạnh đó, cần thiết kế một chương trình tập huấn chuẩn và bồi dưỡng năng lực cho nông dân trồng cà phê về quản lý nước bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.
Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.
Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.
Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.