Hội làm vườn xã Tịnh Thới nỗ lực xây dựng vùng chuyên canh xoài an toàn
Hiện nay, diện tích vườn của toàn xã Tịnh Thới khoảng 614ha, trong đó diện tích trồng xoài chiếm đến 570ha. Trước đây, phần lớn diện tích xoài ở đây được sản xuất theo kỹ thuật truyền thống, đa số nhà vườn xử lý cho xoài ra trái vào chính vụ nên kinh tế mang lại từ cây xoài không cao.
Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao thu nhập cho bà con hội viên từ việc định hướng cho bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào canh tác xoài, Hội Làm vườn xã Tịnh Thới đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.
Trong đó, mô hình phát triển kinh tế hợp tác, sản xuất hàng hóa theo hướng an toàn, gắn với liên kết trong tiêu thụ là điểm nhấn tiêu biểu có tác động lớn đến phát triển kinh tế của địa phương. Mô hình này mang lại hiệu ứng xã hội lớn, không những mang đến thành công cho hội viên mà còn tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Ông Hồ Hữu Phước - Chủ tịch Hội Làm vườn xã Tịnh Thới cho biết: “Trong những năm qua, Hội Làm vườn xã phối hợp cùng các đơn vị có liên quan triển khai nhiều mô hình nhằm giúp nhà vườn phát huy được lợi thế của cây xoài. Trong đó, mô hình sử dụng túi bao trái và xử lý cho xoài rải vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Hiện nay, 100% diện tích xoài trên địa bàn xã đã ứng dụng túi bao trái cũng như áp dụng kỹ thuật cho xoài rải vụ quanh năm. Với các mô hình này, chất lượng xoài của xã Tịnh Thới không những được nâng lên mà còn giúp nhà vườn tăng thu nhập so với sản xuất theo kỹ thuật sản xuất truyền thống như trước đây”.
Anh Trần Minh Lộc - Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) sản xuất xoài an toàn xã Tịnh Thới chia sẻ: “So với xoài không bao trái thì giá bán của xoài được sản xuất theo mô hình an toàn luôn cao hơn từ 3 - 4 ngàn đồng/kg. Bên cạnh đó, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên chi phí sản xuất cũng giảm hơn so với kiểu sản xuất trước đây”.
Song song đó, nông dân ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về phát triển kinh tế hợp tác cũng như sự cần thiết khi thực hiện liên kết theo chuỗi. Hiện tại toàn xã có 8 THT phát triển đa dạng ở nhiều lĩnh vực. Trong đó có 4 THT sản xuất xoài theo hướng an toàn với diện tích trên 100ha. Ngoài ra, một số đơn vị như THT sản xuất xoài ấp Tân Tịch và ấp Tịnh Hưng đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 25ha và đang thực hiện chương trình tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Trên nền tảng những kết quả đạt được, thời gian tới Hội Làm vườn xã Tịnh Thới sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình sản xuất xoài an toàn, tăng diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Ngoài ra, Hội sẽ phối hợp các các đơn vị chức năng xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái, thành lập THT, hợp tác xã tìm kiếm các đối tác chiến lược để hợp tác xây dựng chuỗi liên kết, giúp người nông dân được nâng cao thu nhập từ cây xoài.
Có thể bạn quan tâm
Trong vòng hai năm tới, trước thềm AEC, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của ASEAN 6 là 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Đây là thời điểm để các doanh nghiệp linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng dự kiến từ AEC để thúc đẩy khả năng tăng quy mô kinh tế của mình.
Do lĩnh vực thuốc BVTV gặp khó khăn, trong khi phân bón hiện đang rất hấp dẫn nên mấy năm trở lại đây có một làn sóng các DN SXKD thuốc BVTV ồ ạt làm thêm mảng phân bón.
Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Vụ này đang phối hợp với các bộ ngành và tổ chức liên quan để đẩy nhanh đề án thành lập Trung tâm phân phối và sàn đấu giá cá tra tại châu Âu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, diện tích nuôi thủy sản của thành phố trong 7 tháng đầu năm 2014 là 8.100 ha, đạt 62,3% kế hoạch năm và tăng 1,19% so với cùng kỳ năm 2013; đến nay sản lượng thu hoạch được 77.320 tấn, tăng 7,73% so với cùng kỳ.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi học hết phổ thông, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện để học tiếp nên Hồ Phi Hiển quyết định vào Phú Quốc (Kiên Giang) tìm cơ hội lập nghiệp.