Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP
Kết quả sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương cho thấy, năng suất tăng từ 20% - 30% chất lượng tốt, giá bán tăng hơn vải thường từ 15% - 25%, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng đại trà từ 5% - 10%.
Quả vải Hải Dương đã bước đầu được xuất sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thị trường Mỹ là một trong những thị trường không dễ tính đối với nông sản, nhất là các loại trái cây. Việc xuất khẩu được vải thiều sang Mỹ sẽ thêm cơ hội đưa sản phẩm này đến với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu này, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương tăng cường cán bộ chuyên môn phối hợp với địa phương kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại quả. Đặc biệt, không được phép sử dụng 5 loại hoạt chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên quả vải khi xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Phạm Nguyễn Hạnh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương cho biết, trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật nông dân đang sử dụng, có trên 100 loại tên thương phẩm. Chi cục đã kiểm soát rất chặt và yêu cầu người nông dân hiểu rõ về 5 loại hoạt chất này bị cấm sử dụng.
“Chỉ cần một hộ không tuân thủ trong quá trình trồng và chăm sóc, vải xuất khẩu đi Mỹ mặc dù không thể kiểm tra từng quả nhưng chỉ cần một vài thùng, một vài chùm vải vi phạm đơn hàng lập tức sẽ bị hủy, bị trả về sẽ gây mất uy tín. Điều này không những khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu bị thiệt hại, mất uy tín và không còn cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ”, ông Hạnh cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ, đặc biệt bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy đang có xu hướng phức tạp trong năm 2014, hôm qua (10/12), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo cùng các nhà quản lí, nhà khoa học tìm nguyên nhân và giải pháp kiểm soát.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trạm KN-KN huyện Giá Rai và xã Phong Tân vừa tổ chức tổng kết mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp với trồng lúa tại ấp 17 (xã Phong Tân, huyện Giá Rai).
Trong năm 2014, nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn của cá nhân, ngư dân ở các xã vùng ven biển ở huyện Hoài Nhơn đã đầu tư đóng mới 140 tàu cá có công suất lớn; nâng tổng số tàu cá toàn huyện có đến nay 2.367 chiếc, với tổng công suất trên 653.200 CV; trong đó, tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ chiếm trên 72% trong tổng số tàu cá hiện có.
Đây là phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh ta. Việc sử dụng máy phun mưa nhân tạo đã giảm tỷ lệ cá chết do thiếu ô xy, nâng cao mật độ thả cá trên một diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Việc nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hồng bắt đầu từ năm 2012. Sau khi tình cờ đọc được mô hình nuôi bồ câu Pháp trên một tờ báo, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh quyết định vào Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp giá 450 nghìn đồng.