Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tưới Nhỏ Giọt, Tăng Vọt Năng Suất

Tưới Nhỏ Giọt, Tăng Vọt Năng Suất
Ngày đăng: 08/05/2012

Đón đầu xu thế, hàng loạt cú bắt tay giữa Doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nông dân với Chính quyền các tỉnh có diện tích cà phê lớn từ vài vạn hecta trở lên đã triển khai những dự án nâng cao giá trị cà phê hiệu quả, bằng những cách làm mới.

Tháng 4, Công ty Cà phê Trung Nguyên mời báo giới tham quan mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước cho CP theo công nghệ của Israel, triển khai tại vườn gia đình ông Ama Chương, buôn Kô Tam, xã Ea Tu ngoại thành Buôn Ma Thuột.

Mô hình này được triển khai từ đầu năm 2010. Ngoài phần mời chuyên gia chuyển giao công nghệ, Cty đã tài trợ cho Ama Chương phần thiết bị trị giá 55 triệu đồng, chủ hộ tự góp thêm 25 triệu để hoàn tất hệ thống tưới và nhà chứa máy.

Nước, trước khi dẫn đến cây cà phê, đã được “đi” qua một “hệ thống trung tâm” gồm: đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ đo áp lực và độ sạch, van xả khí, bộ châm phân giúp đưa dinh dưỡng trực tiếp đến vùng rễ của cây.

Đường dây cao su dẫn nước hòa chất dinh dưỡng được chôn cách mặt đất chừng 5 - 7 cm với 10 điểm nhỏ giọt quanh từng gốc. Mỗi giờ, mỗi gốc cà phê sẽ được hệ thống cung cấp 28 lít nước, đáp ứng vừa đủ theo nhu cầu của cây, tiết kiệm nước tối đa, hạn chế lượng nước thất thoát, phù hợp điều kiện mùa khô Tây Nguyên.

Ama Chương - nông dân người Ê đê từng tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật nông nghiệp kể: Năm 2009 chưa ứng dụng tưới nhỏ giọt, năng suất chỉ đạt 1,6 tấn/ha, năm 2010 sau khi ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước thì năng suất vườn cây tăng lên 2,6 tấn/ha, năm 2011 năng suất tiếp tục tăng 4 tấn/ha.

Ngày 4-5, dự án “Xây dựng Hệ thống Chế biến ướt Cà phê vối cho Nhóm nông hộ tại Đắk Lắk” do Cty TNHH Đắkman Việt Nam triển khai đã tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả đạt được sau 4 năm triển khai.

Để lập nhóm hộ nông dân góp vốn tự tạo hệ thống chế biến ướt cà phê vối đầu tiên do chính họ tự quản lý, Dự án đã giúp họ thành lập hợp tác xã Dịch vụ Công bằng Ea Kiết. Cty ĐắkMan ứng tiền cùng nguồn tài trợ xây dựng nhà máy công suất chế biến 5 tấn cà phê/giờ, còn nông dân thì góp vườn cây và công sức lao động.

Ông Nguyễn Văn Phúc, tham gia Hợp tác xã Ea Kiết nói: Mỗi hộ tăng thu nhập 15 - 20 triệu đồng/năm.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện Về V.A.C Chuyện Về V.A.C

Mà có gì mới đâu! Thật ra VAC có từ thời hồng hoang rồi. Tôi nhớ từ bé, nhà nào cũng có ao thả cá, có chuồng lợn, đàn gà, chuồng trâu, có mảnh vườn trồng rau mùa nào thức ấy. Đó là mô hình tự cấp tự túc khép kín. Nhỏ, nhưng bền vững. Khi ấy công cụ và phương tiện nghèo nàn, nên VAC phù hợp khá lâu dài.

12/05/2014
Trái Trúc Bảy Núi Đắt Hàng Trái Trúc Bảy Núi Đắt Hàng

Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu.

12/05/2014
Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Chống Dịch Yếu Kém Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Chống Dịch Yếu Kém

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở VN vào thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã hơn 10 năm. Thế nhưng đến nay dịch cúm vẫn hoành hành và gây thiệt hại rất nặng.

12/05/2014
Giải Pháp Đực Hoá Cá Rô Phi Đơn Tính Giải Pháp Đực Hoá Cá Rô Phi Đơn Tính

Cùng với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và cá ba sa, cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn để xuất khẩu.

13/05/2014
Nuôi Cá Lóc, Kẻ Cười Người Khóc Nuôi Cá Lóc, Kẻ Cười Người Khóc

Mấy năm trở lại đây, cá lóc trở thành vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) từng bước thoát nghèo. Tuy nhiên, trong khi người nuôi cá vui vì có thu nhập khá thì những hộ dân xung quanh lại phải “gánh” nỗi lo vì môi trường bị ô nhiễm.

31/05/2014