Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tưới Nhỏ Giọt, Tăng Vọt Năng Suất

Tưới Nhỏ Giọt, Tăng Vọt Năng Suất
Publish date: Tuesday. May 8th, 2012

Đón đầu xu thế, hàng loạt cú bắt tay giữa Doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nông dân với Chính quyền các tỉnh có diện tích cà phê lớn từ vài vạn hecta trở lên đã triển khai những dự án nâng cao giá trị cà phê hiệu quả, bằng những cách làm mới.

Tháng 4, Công ty Cà phê Trung Nguyên mời báo giới tham quan mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước cho CP theo công nghệ của Israel, triển khai tại vườn gia đình ông Ama Chương, buôn Kô Tam, xã Ea Tu ngoại thành Buôn Ma Thuột.

Mô hình này được triển khai từ đầu năm 2010. Ngoài phần mời chuyên gia chuyển giao công nghệ, Cty đã tài trợ cho Ama Chương phần thiết bị trị giá 55 triệu đồng, chủ hộ tự góp thêm 25 triệu để hoàn tất hệ thống tưới và nhà chứa máy.

Nước, trước khi dẫn đến cây cà phê, đã được “đi” qua một “hệ thống trung tâm” gồm: đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ đo áp lực và độ sạch, van xả khí, bộ châm phân giúp đưa dinh dưỡng trực tiếp đến vùng rễ của cây.

Đường dây cao su dẫn nước hòa chất dinh dưỡng được chôn cách mặt đất chừng 5 - 7 cm với 10 điểm nhỏ giọt quanh từng gốc. Mỗi giờ, mỗi gốc cà phê sẽ được hệ thống cung cấp 28 lít nước, đáp ứng vừa đủ theo nhu cầu của cây, tiết kiệm nước tối đa, hạn chế lượng nước thất thoát, phù hợp điều kiện mùa khô Tây Nguyên.

Ama Chương - nông dân người Ê đê từng tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật nông nghiệp kể: Năm 2009 chưa ứng dụng tưới nhỏ giọt, năng suất chỉ đạt 1,6 tấn/ha, năm 2010 sau khi ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước thì năng suất vườn cây tăng lên 2,6 tấn/ha, năm 2011 năng suất tiếp tục tăng 4 tấn/ha.

Ngày 4-5, dự án “Xây dựng Hệ thống Chế biến ướt Cà phê vối cho Nhóm nông hộ tại Đắk Lắk” do Cty TNHH Đắkman Việt Nam triển khai đã tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả đạt được sau 4 năm triển khai.

Để lập nhóm hộ nông dân góp vốn tự tạo hệ thống chế biến ướt cà phê vối đầu tiên do chính họ tự quản lý, Dự án đã giúp họ thành lập hợp tác xã Dịch vụ Công bằng Ea Kiết. Cty ĐắkMan ứng tiền cùng nguồn tài trợ xây dựng nhà máy công suất chế biến 5 tấn cà phê/giờ, còn nông dân thì góp vườn cây và công sức lao động.

Ông Nguyễn Văn Phúc, tham gia Hợp tác xã Ea Kiết nói: Mỗi hộ tăng thu nhập 15 - 20 triệu đồng/năm.

Related news

Tăng Cường Các Biện Pháp Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm Tăng Cường Các Biện Pháp Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định áp dụng tăng cường kiểm tra các lô hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Ethoxyquin mức giới hạn tối đa là 0,01 ppm kể từ ngày 18/5/2012.

Sunday. July 1st, 2012
Làm Giàu Nhờ Liều Làm Giàu Nhờ Liều

Từ một thanh niên chăn bò, chỉ sau vài năm chuyển sang nuôi động vật quý hiếm, Trương Thanh Phúc (29 tuổi, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã có của ăn của để.

Sunday. July 1st, 2012
Nuôi Lợn Trên Đệm Lót - Cách Để Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Lợn Trên Đệm Lót - Cách Để Bảo Vệ Môi Trường

Người chăn nuôi ở Bình Thuận đang triển khai mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót để giữ ấm cho vật nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.

Sunday. March 25th, 2012
Nông Dân Krông Pa Lại Lao Đao Với Cây Mỳ Nông Dân Krông Pa Lại Lao Đao Với Cây Mỳ

Sau vài vụ được mùa, được giá, thì đột nhiên giá mỳ mùa này rớt thê thảm khiến hàng nghìn nông dân ở Krông Pa (Gia Lai) phải đắng họng vì thua lỗ. Lối thoát được trông đợi nhất là Nhà máy mỳ Phú Túc lại “làm eo” quay lưng với lợi ích của nông dân trong khi đó diện tích trồng mỳ toàn huyện đã tăng lên chóng mặt…

Sunday. July 1st, 2012
Long An: Thuốc Diệt Cỏ Diệt Luôn Khoai Mỡ Long An: Thuốc Diệt Cỏ Diệt Luôn Khoai Mỡ

Nhiều hộ dân trồng khoai mỡ ở Thạnh Hoá, Long An đang lâm cảnh vô cùng điêu đứng vì sau khi phun thuốc trừ cỏ hiệu Misaron 80WP thì khoai mỡ cháy lá và chết rụi.

Monday. March 26th, 2012