Chuyện Về V.A.C
VAC (vườn-ao-chuồng) gần đây lại rộ lên như là phát minh mới của các nhà quản lý. Lạ thật!
Mà có gì mới đâu! Thật ra VAC có từ thời hồng hoang rồi. Tôi nhớ từ bé, nhà nào cũng có ao thả cá, có chuồng lợn, đàn gà, chuồng trâu, có mảnh vườn trồng rau mùa nào thức ấy. Đó là mô hình tự cấp tự túc khép kín. Nhỏ, nhưng bền vững. Khi ấy công cụ và phương tiện nghèo nàn, nên VAC phù hợp khá lâu dài.
Bây giờ ước mơ vườn rau, ao cá vẫn là của 70 - 80% dân số Việt Nam.
Chợt nhận ra rằng chỉ đạo nông nghiệp giờ vẫn loay hoay, không có đầu tư bao nhiêu mà cũng chẳng có chế biến! Chưa kể giờ ước mơ VAC ấy càng xa vời khi những khu đất tốt bị biến thành dự án với cách đền bù rẻ mạt, khiến nông thôn mất ổn định.
Tôi nhớ không ít bài báo của những nhà nghiên cứu kinh tế phát biểu trên báo Nông Thôn Ngày Nay, thẩm định về vai trò có tính quyết định trong nền kinh tế đất nước khá chuẩn xác. Từ nông thôn ra, tôi hiểu điều này rất sâu sắc. Nông nghiệp của ta dù còn rất yếu kém nhưng đã giúp ổn định đất nước trong những năm chao đảo suy thoái toàn cầu. Lơ lửng với nông nghiệp là thứ tham vàng bỏ ngãi.
Công nghiệp chưa có tí gốc bền vững, “công nghệ làm cái chai sạch chưa xong” (lời ông Đại sứ Nhật Bản năm xưa) thì biết bao giờ chúng ta thực sự thành một nước công nghiệp hiện đại?
Nhớ một huấn luyện viên thể thao từng nói, phải có 10 năm đào tạo mới có thể có 1 vận động viên đẳng cấp. Con người là một tiểu vũ trụ còn thế, đất nước cũng vậy thôi, cũng phải đi bước một mới hòng đi lên chứ không có chuyện nhảy cóc mà thành công.
Bởi thực tế những tập đoàn kinh tế lớn đầu tư to tát đã đổ vỡ kinh hoàng, còn nông nghiệp thì đầu tư được bao nhiêu? Nếu không nói là thả rông mà còn bị tranh ăn. Ngay phân bón và thức ăn công nghiệp, giá cả cũng mang tính chèn ép, chộp giật, làm cho người làm nông chán nản vì mình làm cho kẻ khác ăn. Đã nghèo lại nghèo hơn!
VAC không phải chuyện tào lao vì không nói thì người dân đã làm trước đó cả. Vậy VAC thời bây giờ là gì, hãy nói nghe, nếu không phải là tào lao!
Có thể bạn quan tâm
Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.
Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.
Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang thu hoạch lúa vụ 2 nhưng nhà nông không vui bởi giá lúa giảm. Bên cạnh đó, do dịch bệnh xảy ra nhiều, chi phí cao nên nông dân Cà Mau đang đứng trước nguy cơ thua lỗ. Trong khi đó, giá lúa ở các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL đang có chiều hướng tăng và ổn định.
Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới, ý thức của các ngành, các cấp và nhân dân huyện Trần Văn Thời từng bước được nâng lên. Đến nay, có 11/11 xã phê duyệt xong đồ án quy hoạch, có 3 xã đạt trên 5 tiêu chí, 2 xã đạt 4 tiêu chí, số còn lại đều đạt 3 tiêu chí.
Sáng ngày 23/6, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại (Mitraco) Hà Tĩnh đã tổ chức khánh thành Trung tâm lợn giống chất lượng cao Phú Lộc - Can Lộc. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đến dự.