Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái Trúc Bảy Núi Đắt Hàng

Trái Trúc Bảy Núi Đắt Hàng
Ngày đăng: 12/05/2014

Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu.

Trái trúc xem là loại đặc sản ở vùng Bảy Núi – An Giang, được trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.

Hiện đang bước vào đầu mùa nên giá bán trái trúc rất cao từ 100.000 -120.000 đ/kg, cao gấp nhiều lần so với giá chanh, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Thời điểm nghịch vụ, vào những tháng nắng giá lên 130.000 -140.000 đ/kg.

Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu. Thông thường trồng cây trúc từ 5-8 năm mới cho trái, một năm cho trái 1 lần vào mùa mưa, năng suất rất thấp khoảng 150-200 trái/cây, bình quân khoảng 8-10 trái/kg.

Ông Chau Seul, ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn trồng 30 gốc trúc đang thu hoạch trái cho biết: Cây rất dễ trồng, không cần chăm sóc cây vẫn phát triển tốt, bình quân một cây cho thu nhập gần 2 triệu đồng, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn – An Giang, hiện nay cây trúc đang được xem là cây trồng thích hợp trong thời kỳ biến đổi khí hậu, vì thích nghi tốt ở nhiệt độ cao, khô hạn ở vùng đồi núi. Đây cũng là cây được nhiều Cty ở TP.HCM và Đồng Tháp đến xin bao tiêu cung cấp lá và trái để chế xuất làm dược lieu.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ hè thu Tăng cường biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ hè thu

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay nguy cơ sâu bệnh, dịch hại, nhất là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn luôn tiềm ẩn và có khả năng gây hại đối với cây lúa vụ hè thu. Trong khi đó, với đặc điểm của thời tiết trong vụ phù hợp với điều kiện thích nghi cho các loại sâu bệnh hại nên khả năng rầy nâu phát triển mạnh rất có thể xảy ra.

25/06/2015
Nhiều diện tích rau màu bị ngập úng Nhiều diện tích rau màu bị ngập úng

Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, những ngày qua trên địa bàn xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) có mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con thuộc ấp Tân Yên bị ngập úng, không thể thu hoạch được. Các loại rau mồng tơi, húng trắng, húng chó… đã bị ngập sâu và thối nhũn.

25/06/2015
Đồng Tháp học tập kinh nghiệm sản xuất xoài từ Nhật Bản Đồng Tháp học tập kinh nghiệm sản xuất xoài từ Nhật Bản

Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...

25/06/2015
Tháo gỡ khó khăn thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tháo gỡ khó khăn thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thời gian qua, nhờ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế chủ lực hiệu quả, kinh tế huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

25/06/2015
Hiệu quả từ việc sử dụng nấm Trichoderma trong sản xuất nông nghiệp Hiệu quả từ việc sử dụng nấm Trichoderma trong sản xuất nông nghiệp

Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.

25/06/2015