Tưng Bừng Lễ Hội Ra Quân Đánh Bắt Đầu Năm

Sáng 2.2 (mùng ba Tết Giáp Ngọ), tại cửa biển Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi), hàng ngàn người dân địa phương và vùng lân cận tham gia lễ hội ra quân đánh bắt hải sản đầu năm của ngư dân vùng biển Sa Huỳnh.
Đây là nghi lễ truyền thống được tổ chức hằng năm của ngư dân vùng biển Sa Huỳnh cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy ghe, tàu bè ra vào cửa lạch được an toàn.
Về dự lễ ra quân đầu năm với ngư dân Sa Huỳnh có ông Đỗ Tiến Dũng- Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Phạm Trường Thọ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Văn Tô- Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và huyện Đức phổ.
Nhưng tiết mục văn nghệ mang đậm nét văn hóa truyền thống của ngư dân ven biển miền Trung như hát bả trạo, múa lân… đã mở đầu cho lễ hội ra quân đánh bắt hải sản đầu năm Giáp Ngọ của ngư dân Sa Huỳnh.
Với những người quanh năm lênh đênh trên sóng nước mênh mông của đại dương, thì đây chính là ngày mà ngư dân thể hiện tấm lòng thành kính của mình đối với biển khơi, đất trời đã giúp họ bình yên trong những chuyến ra khơi.
“Đây là lễ hội có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong đời sống tâm linh của ngư dân trong ngày đầu xuân mới. Cầu mong cho năm đến mưa thuận, gió hòa, tôm, cá đầy khoang”- ngư dân Đặng Năng- Trưởng làng chài Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh chia sẻ.
Sau hồi trống khai hội, trong tiếng reo hò, những đoàn tàu đánh bắt xa bờ với đầy đủ ngư cụ, nhiên liệu giương cao di ảnh Bác Hồ kính yêu, trang trí cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu cùng hơn 100 ngư dân đại diện cho mấy chục tàu cá tại địa phương nối đuôi nhau rời cảng biển Sa Huỳnh, thẳng tiến ra đại dương bắt đầu mùa biển mới.
Phổ Thạnh là xã có đội tàu thuyền khai thác hải sản lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi với gần 950 chiếc, trong đó có 640 chiếc công suất trên 90CV chuyên khai thác hải sản ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc.
Kinh tế thủy sản hiện chiếm trên 65% cơ cấu kinh tế của xã. Năm qua, ngư dân trong xã đã khai thác gần 41.500 tấn hải sản các loại, chiếm hơn 1/3 sản lương khai thác hải sản trong toàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm, xã Phổ Thạnh đặt mục tiêu khai thác gần 42.000 nghìn tấn hải sản các loại, tăng 500 tấn so với năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản lượng nhãn của Hưng Yên năm nay ước đạt khoảng 35.000 tấn, trị giá khoảng 300-400 tỉ đồng.

Thời gian gần đây, trên những trang quảng cáo của các báo và mạng Internet xuất hiện thông tin về một giống dừa tên gọi dừa xiêm dây siêu trái.

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.