Tu hài đặc sản quý của vùng biển Vân Đồn

Tu hài sống trong môi trường nước mặn, ấm và có rặng san hô. Chúng ăn tảo và sinh vật phù du trong nước biển. Tu hài phát triển quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè, mùa thu thì tu hài lớn rất nhanh. Để nuôi một con tu hài đủ để làm thương phẩm (nặng chừng 0,7 lạng/con), mất độ 15 tháng. Nhìn bề ngoài, tu hài khá giống với các loài nhuyễn thể có vỏ hai mảnh khác.
Tu hài trưởng thành có hình bầu dục, vỏ màu vàng nâu. Hai vỏ thường không khép khít lại với nhau, da vỏ mỏng, dễ bị bong ra. Bên trong lớp vỏ tu hài có cái vòi nhô ra; có lẽ vì vậy mà người ta còn gọi tu hài là trai vòi, ốc vòi hay ốc vòi voi v.v..
Ông Đỗ Hữu Tờ hướng dẫn công nhân quy trình thả giống tu hài.
Trước kia, tu hài chỉ được khai thác nhỏ lẻ trong môi trường tự nhiên dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi. Năm 2005, Công ty TNHH Đỗ Tờ đã nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thành công tu hài thương phẩm trên diện rộng. Tu hài được nuôi nhiều nhất ở khu vực bờ Vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn, bởi ở vùng này nước êm, ít sóng gió, lượng sinh vật phù du lại nhiều.
Từ thành công của Công ty TNHH Đỗ Tờ, sau đó nhiều hộ dân khác cũng đua nhau nuôi loại nhuyễn thể này. Nuôi tu hài dần dần trở thành một nghề “hái ra tiền” của ngư dân các xã đảo Vân Đồn.
Chế biến tu hài thành món ăn không khó. Có thể theo nhiều cách tùy vào khẩu vị của thực khách như: Nướng, hấp, chần qua nước sôi, xào ớt cay, nấu cháo v.v.. Ông Nguyễn Quang Vinh, tác giả cuốn sách “101 món ăn dân gian Quảng Ninh” cho biết: Thường thấy nhất là tu hài nướng và tu hài hấp khô.
Muốn chế biến món nướng phải lấy tu hài rửa sạch, lấy một con dao lưỡi mỏng, bổ tách ra, đệm hành, tỏi, gừng vào bên trong rồi ép chặt lại, sau đó đặt vào một bàn sắt kẹp lại đặt lên bếp than, không để nước trong thân con tu hài chảy ra. Khi vỏ khô là con tu hài chín, có thể lấy ra đặt lên đĩa, ăn đến đâu lấy đến đó, bóc vỏ như bóc con ngán, con ngao.
Món hấp khô làm như món nướng, rồi lấy dây buộc chặt con tu hài lại không để hai mảnh mở ra cạn hết nước ngọt bên trong, đặt vào một bàn sắt, hoặc nhôm trên một nồi nước đun sôi, để nước vừa phải, hấp khoảng 20 - 30 phút thì tu hài chín. Không chỉ có mặt ở các nhà hàng đặc sản trong nước, các món ăn từ tu hài còn xuất hiện trong những nhà hàng ở Canada, Mỹ v.v. cũng như được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Món ăn từ tu hài được thực khách ưa chuộng nhờ có hương vị thơm ngon, ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, được cho là rất tốt cho sức khỏe của nam giới, thậm chí còn được đồn thổi là một liều “Viagra tự nhiên hoàn hảo”. Ông Đỗ Hữu Tờ, Giám đốc Công ty TNHH Đỗ Tờ, cho biết, ông đã từng mạnh dạn đưa ra ý định nghiên cứu chiết xuất loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức mạnh đàn ông từ tu hài.
Tuy nhiên, vì nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, dự định này đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Sau “đại dịch” tu hài năm 2012, hiện nay ông Đỗ Tờ đang tiếp tục nghiên cứu thể nghiệm tu hài giống sao cho thích nghi hơn với môi trường nước ở vùng biển Quảng Ninh và có khả năng chống chịu cao đối với các loại dịch bệnh. Hiện nay, ông Tờ cũng như nhiều hộ dân nuôi tu hài tiếp tục nuôi hy vọng sẽ khôi phục nghề nuôi tu hài phát triển mạnh mẽ như những năm trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thành Công, Chủ nhiệm HTX SX muối Ninh Thuỷ, phường Ninh Thuỷ, TX Ninh Hòa cho biết: Thời điểm này đang là cuối vụ SX muối, với diện tích SX muối trải bạt hơn 12 ha, từ đầu vụ đến nay HTX SX được 1.300 tấn muối tăng 400 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá muối trải bạt như hiện nay từ 1- 1,1 triệu đ/tấn, HTX làm muối ra đến đâu thương lái đều mua sạch.

Ông Huỳnh Văn Ánh, Phòng NN- PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, vụ xuân hè năm nay nông dân trên địa bàn huyện gieo trồng khoảng 250ha đậu xanh, tập trung nhiều nhất ở những khu vực bãi bồi ven sông thuộc các xã Duy Châu, Duy Trinh, Duy Thu, Duy Tân, thị trấn Nam Phước. Năng suất đậu xanh đạt 18-20 tạ/ha, tăng 1-3 tạ/ha so với vụ sản xuất năm ngoái.

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.