Ngô lai VS 36 lên Chư Păn

Với Tây Nguyên nói riêng và Gia Lai nói chung, việc tìm ra các giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, mang lại giá trị kinh tế cao luôn được ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư đúng mức.
Mới đây, một giống ngô nữa đã khẳng định được niềm tin với nông dân nơi đây: Ngô lai VS 36.
Chư Păh là một trong những huyện trọng điểm về SX nông nghiệp ở Gia Lai.
Ở đây, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, SX lương thực chủ yếu là lúa và ngô với tổng diện tích 2.800 ha (trong đó diện tích ngô khoảng 450 ha trồng vụ chính HT).
SX ngô lai cho năng suất cao, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Những năm qua, nhiều giống ngô lai được trồng trên diện rộng như NK 54, NK 67, NK 7328, PAC 586, CP 333, PAC 339...
Mới đây, Chi nhánh Bình Định của Cty CP Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Trạm BVTV huyện Chư Păh, Ban Nông nghiệp xã Chư Đăng Ya tổ chức trồng trình diễn giống ngô lai VS 36 tại làng Ia Gri (xã Chư Đăng Ya) với diện tích 1,7 ha.
Giống ngô VS 36 do Viện Nghiên cứu Ngô nghiên cứu và lai tạo, được Cty CP Giống cây trồng Thái Bình mua bản quyền và phân phối từ năm 2012.
VS 36 có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân từ 110 - 115 ngày, vụ HT 95 - 100 ngày.
Ông Phan Đức Thành ở làng Ia Gri tham gia trình diễn mô hình nhận xét: VS 36 có khả năng chịu hạn tốt, rất phù hợp với điều kiện thời tiết ở đây.
Tỷ lệ nảy mầm đạt 99%.
Lá bi mỏng bao kín bắp, hạt to, lõi nhỏ, đóng hạt đến cuối đầu bắp.
Đặc biệt đây là giống ngô thấp cây nên khả năng chống đổ ngã rất tốt, rất phù hợp với vùng đất này.
Ông Phan Đức Thành và nhiều nông dân ở đây đã đề nghị Cty tiếp tục trồng trình diễn thêm nhiều vụ, trên nhiều chân đất khác nhau để từ đó có cơ sở đánh giá hết những ưu thế của giống ngô VS 36, nhằm khuyến cáo và đưa vào SX đại trà trong những năm đến.
Cũng tại làng Ia Gri, với diện tích 5 sào, gia đình bà Trần Thị Nghĩa đã trồng giống ngô VS 36 từ hai năm nay.
Bà nhận xét, VS 36 tuy màu sắc không được đẹp nhưng cho năng suất rất cao.
Trên mảnh đất 5 sào này, cứ đến tháng 3 hàng năm bà trồng bí đỏ, tháng 7 thu hoạch xong bí đỏ bà lại trồng ngô.
Nếu không trồng bí thì trồng ngô cả hai vụ.
"Tháng ba trồng bí, tháng bảy trồng ngô.
Nhưng nếu trồng ngô cho thu nhập cao thì gia đình tôi sẽ chuyển hẳn sang trồng ngô cả hai vụ", bà Nghĩa nói.
Ông Đỗ Văn Phước, Phó Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Chư Păh cho biết, giống ngô VS 36 có thời gian sinh trưởng vụ HT là 100 ngày đối với vùng đất Tây Nguyên, thuộc nhóm giống ngắn ngày, phù hợp với điều kiện gieo trồng ở vụ HT và HT muộn.
Thân cây to, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp thấp nên khả năng chống chịu đổ ngã tốt; khả năng kháng sâu bệnh hại tốt; trái dài, lõi nhỏ, hạt bao kín đầu, tỷ lệ đá cao nên năng suất ước thực thu đạt 8,1 tấn/ha...
Một số ưu thế của VS 36
- Trái ngô dài, đóng kín hạt, đường kính trái to, lõi nhỏ nên tỷ lệ hạt/trái cao.
- Trái dài, hạt bao kín đầu nên số hạt/hàng cao (40 hạt/hàng).
- Tỷ lệ trái loại 1 cao (chiếm 87% diện tích).
- Năng suất lý thuyết đạt 9,9 tấn/ha.
- Mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ.
Có thể bạn quan tâm

Mặt hàng cá tra trong nhiều năm trước đã tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực ĐBSCL. Con cá tra đã từng “giúp” người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu cá tra liên tục vướng trong vòng xoáy chất lượng, giá thành đầu ra và tiêu chuẩn xuất khẩu.

Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.

Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.

Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.