Bệnh sương mai hại khoai tây sớm

Trên lá, vết bệnh xuất hiện từ rìa mép rồi lan rộng vào trong kèm theo viền vàng, lá kép phía gốc bị trước.
Gặp điều kiện thuận lợi và không được phun trừ kịp thời, bệnh tiếp tục phát sinh phá hại các bộ phận còn lại của cây.
Bệnh do nấm Phytophthora thuộc bộ nấm sương mai, lớp nấm tảo khuẩn sẵn có trên đồng ruộng và củ giống gây ra.
Phát sinh trên diện tích khoai tây có mầm và vỏ tím lịm nhưng ruột vàng, trồng cuối tháng 9 đầu tháng 10.
Biện pháp khắc phục: Cần thường xuyên thăm đồng, điều tra và nhận diện được bệnh hại.
Nếu ruộng có 1% khóm chớm bị trở lên, dùng kéo sắc nhẹ nhàng cắt bỏ bộ phận bị đó và đem đốt tiêu hủy nơi xa.
Đồng thời, phun trừ luân phiên 1 lần theo chu kỳ 2 ngày/lần bằng 2 loại thuốc Daconil 75WG và Dupont Kocide 53,8 DF với chất bám dính HPC.
Cụ thể, 2 gói Daconil 75WG loại 15gr hoặc 30 - 35gr Dupont Kocide 53,8 DF với gói HPC loại 20ml, đem hòa tan trong bình 16 – 18 lít rồi phun đẫm đều cho 7 – 10 thước, phun vào chiều mát không mưa.
Tùy theo tình trạng tốt xấu của từng ruộng, có thể giảm một phần của 30% lượng đạm còn lại nhưng phải thúc đủ số kali định bón, duy trì độ ẩm đất và tưới rãnh, vun gốc theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 100 hộ dân của 2 xã Đông và Lơ Ku (huyện Kbang, Gia Lai) khốn đốn khi trồng giống ngô NK67 không có hạt, hoặc có hạt nhưng nảy mầm, ra rễ…

Theo thống kê, tổng diện tích vườn cây ăn trái huyện Châu Thành gần 6.500ha. Trong đó, có trên 3.500ha nhãn bị bệnh chổi rồng (với 12.084 hộ bị thiệt hại). Đến nay, các địa phương đã cấp phát tiền hỗ trợ người dân có nhãn bị bệnh chổi rồng đợt 2, với tổng số tiền hỗ trợ gần 16,8 tỷ đồng.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, giá vật tư đầu vào cao làm tăng giá thành sản phẩm, thu nhập của người sản xuất giảm.

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.

Sau hơn 30 năm thực hiện khá thành công chương trình “Zebu hóa”, với kết quả tỉ lệ bò lai Zebu chiếm 86% tổng đàn, từ năm 2011 huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tiếp tục tạo hướng chăn nuôi bò chuyên thịt bằng giống mới Drought Master, là giống bò thuần siêu thịt có nguồn gốc từ Úc. Đến nay, hiệu quả của chương trình này đã được khẳng định.