Tăng cường áp dụng công nghệ tưới tiên tiến

Trước tình hình khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ hạn hán có thể kéo dài và khốc liệt trong thời gian tới, ngày 12/11 tại TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo “Tăng cường áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn ứng phó với hạn hán”.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, đại biểu được giới thiệu các công nghệ tưới tiên tiến mới nhất, sử dụng hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất như các công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tưới cho rau màu, hồ tiêu, cà phê…; công nghệ tưới tiết kiệm cho cà phê kết hợp bón phân qua nước của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên…
Các công nghệ này đều có giá từ 20 – 50 triệu đồng/ha và có thời gian sử dụng 5 – 20 năm; bên cạnh đó công nghệ tưới tiết kiệm của các nước trên thế giới cũng được giới thiệu.
Ngoài ra các mô hình tưới tiết kiệm ở Đồng Nai, Tây Ninh… rất có hiệu quả và thành phong trào được người dân hưởng ứng rộng rãi cũng được giới thiệu.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, việc cây trồng có đủ nước tưới có thể giúp tăng năng suất từ 10 – 40%, các công nghệ tưới mới giúp giảm chi phí công lao động, phân bón, thuốc BVTV, làm sạch môi trường.
Do vậy việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi khắc nghiệt.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 14-6, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội thảo phát triển bền vững vùng cây thanh long trên địa bàn tỉnh. Ngoài các đại biểu là lãnh đạo tỉnh, ban ngành, hội thảo còn thu hút hơn 150 nông dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành đến dự.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu 2013. Do lượng lúa nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải tại nhiều lò sấy lúa.

Năng động và nhạy bén, bước đầu họ đã thu được những thành công trên con đường làm giàu chính đáng. Thành công của họ không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân mà còn mở ra các hướng làm ăn, tạo việc làm cho thanh niên ở khu vực nông thôn Kiên Giang.

Chỉ với diện tích 1 sào mặt nước, anh Lê Thanh Tịnh ở thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh đã đầu tư sản xuất mang lại thu nhập trên 230 triệu đồng/vụ. Cách làm của anh mới, dễ áp dụng và gần gũi với bà con ngư dân, đó là nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất.