Từ chuyện ứng xử với trái dưa hấu, lại nghĩ đến thanh long
Đầu tư lướt sóng
Chuyện dội chợ của trái dưa hấu ở các tỉnh miền Trung trong những ngày qua khiến báo chí nhắc đến thực trạng sản xuất phi thị trường các loại cây trái của bà con nông dân. Đó là cứ lao vào sản xuất từ sức hút của một vài vụ có giá cao và hoàn toàn mù thông tin về nhu cầu thị trường. Kết quả, làm phá vỡ quy hoạch và chuyện được mùa, mất giá, dội chợ tại cửa khẩu Tân Thanh cứ tiếp diễn.
Với thanh long Bình Thuận, nhất là 2 năm qua, mỗi năm lại có thêm hàng trăm ha bước vào thời điểm cho thu hoạch, đẩy nguồn cung tiếp tục vượt xa cầu, dù vấp phải nhiều trở ngại như bị sâu bệnh, nấm trắng, thiếu nước. Cảnh hàng bị dội chợ ngày càng rõ nét hơn, khi nhìn ra các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long cũng đang “tích cực” mở rộng diện tích thanh long, cùng những biểu hiện bất trắc của thị trường thanh long trong thời gian gần đây.
Nông dân vốn chẳng có nhiều tiền nhưng lại đầu tư theo kiểu lướt sóng, phụ thuộc may rủi đã là nguy cơ. Một diễn biến khác, đẩy tình trạng trên ở thế chới với hơn, đó là không chỉ các công ty xuất khẩu mà các cơ sở, điểm thu mua, thương lái trong tỉnh cũng đã và đang đầu tư vườn thanh long cho riêng họ theo hướng riêng biệt, tiêu thụ khép kín. Dù vẫn biết chuyện “Trăm người bán, vạn người mua” nhưng trong bối cảnh này, thật lo cho các hộ dân trồng thanh long riêng lẻ.
Một dạng bất trắc mới của thị trường đã hiện ra, ở trạng thái sẽ không có người mua, hao hao như thị trường trái dưa hấu ở miền Trung thời gian qua. Điều đáng nói, dưa hấu, cây ngắn ngày, mức đầu tư không cao, việc vượt quy hoạch sản xuất, nếu có điều chỉnh chỉ là chuyện ngày một ngày hai; còn với thanh long, cây lâu năm, mức đầu tư lên đến 100 triệu đồng/ha…
Vì thế, việc đầu tư lướt sóng này phản ánh rõ hơn một thực tế nông dân không thể nắm bắt đúng được nhu cầu thị trường của cả nước lẫn thế giới, nếu như các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp không chung tay với họ.
Mua hàng tình cảm
Việc chung tay theo ước muốn trên ít nhiều đã thể hiện trong những ngày qua, đối với trái dưa hấu. Đó là Bộ Công Thương mua hàng chục tấn dưa, hay Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB) ở Hà Nội mua hơn 5 tấn dưa để tặng cho những khách hàng. Rồi chuỗi siêu thị Co.op Mart mua dưa hấu hỗ trợ nông dân miền Trung.
Hưởng ứng chương trình ấy, chiều 17/4, Siêu thị Co.op Mart Phan Thiết đã đưa dưa hấu ở Tuy Hòa – Phú Yên về bán với giá 4.000 đồng/kg, thấp hơn một nửa so giá bán tại các chợ. Vì giá thấp và có thể vì hết mình ủng hộ người dân miền Trung của người dân Phan Thiết nên vào sáng hôm sau, tức sáng 18/4, 5 tấn dưa hấu đã bán hết sạch.
Co.op Mart Phan Thiết đang chuẩn bị đón xe dưa khác cũng từ Tuy Hòa vào, với sự nhiệt tình thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chứ không vì lợi nhuận. Vì mua tại ruộng giá 4.000 đồng/kg, vào bán với giá cũng 4.000 đồng/kg, mọi chi phí khác, đơn vị tự trang trải.
Kiểu mua hàng tình cảm này khiến người trồng thanh long ước gì trái thanh long hàng mùa (sẽ có trong khoảng 1 tháng nữa) cũng được cư xử như trái dưa hấu. Vẫn biết có nhiều vườn không cho cây ra hàng mùa nhưng cũng có không ít nhà vườn mong ngóng từ hàng không chong điện, ít chi phí này. Vì thế, có khả năng hàng không nhiều nhưng vẫn ngập tràn như mọi năm, một phần vì đây là thời điểm tập trung nhiều loại trái cây.
Theo Co.op Mart Phan Thiết, với trái thanh long, thời gian qua, Saigon Co.op đã ký hợp đồng với một doanh nghiệp ở tỉnh (doanh nghiệp tư nhân Rau quả - PV) hàng ngày mua một lượng hàng không nhỏ, phân phối tại hơn 70 siêu thị trong hệ thống của cả nước. Nếu xảy ra tình trạng tương tự như trái dưa hấu thì việc hưởng ứng hỗ trợ nông dân cũng dễ hơn…
Mua dưa hỗ trợ nông dân thời gian qua là những động thái đầy tính nhân văn, cần nhân rộng nhưng đó chỉ là giải pháp cấp thời. Dư luận đòi hỏi các ngành chức năng, từ Bộ Công Thương... cho đến Hội Nông dân, các hiệp hội cần phối hợp giải bài toán thị trường các mặt hàng trái cây, trong đó có thanh long một cách căn cơ hơn.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án xây dựng mô hình trình diễn với quy mô 160 con bò, 130 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật. Sau khi được tham gia tập huấn các hộ đã biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi tại gia đình như: Cách tẩy nội, ngoại ký sinh trùng, cho ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp thức ăn thô xanh, cách trồng và ủ chua thức ăn xanh… nên đàn bò khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng trọng bình quân 738,5 g/con/ngày, bình quân mỗi bò vỗ béo cho lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng. Như vậy nuôi bò vỗ béo cho hiệu kinh tế cao hơn so với nuôi thông thường > 15%.
Theo các nhà vườn trồng cam xoàn trong huyện, hàng năm mỗi héc-ta cam xoàn cho năng suất từ 20-25 tấn trái/năm, có thể thu lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng. Theo dự báo của ngành nông nghiệp huyện, diện tích trồng cam xoàn ở huyện Long Mỹ sẽ còn tăng nhiều trong thời gian tới.
Theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015, tỉnh ta sẽ phát triển đạt 5.000ha cam, quýt. Và theo mục tiêu phát triển của tỉnh, từ năm 2016 – 2020, mỗi năm toàn tỉnh sẽ tiếp tục trồng mới 350ha, đầu tư thâm canh xây dựng vườn cam kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm 400ha.
Theo Bộ Tài chính, dự kiến sẽ giảm mức thuế XK đối với mặt hàng cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp thuộc nhóm HS 4001, 4002 và 4005 từ mức 1% xuống còn 0% để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành cao su, làm tăng tính cạnh tranh về giá trong tình hình cung thế giới đang cao hơn nhu cầu.
Xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) và Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã xây dựng 2 tổ hợp tác chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi trong tổ chỉ được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, chưa giải quyết được đầu ra, phải tự tìm thương lái để tiêu thụ sản phẩm.