Đầu Năm Ngư Dân Trúng Cá, Mực
Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.
Ngư dân đánh bắt đàn cá tập trung ở vùng biển tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, sau khi đánh bắt đạt sản lượng, ngư dân chạy thuyền vô khu vực gần nhất để bán cá, mỗi giỏ cá cơm tươi giá dao động từ 220.000- 230.000 đồng.
Dọc theo bờ kè ven biển của xã Phước Diêm và Cảng mở rộng Cà Ná, chúng tôi nhận thấy các thuyền công suất lớn chở cá đầy khoang, mỗi thuyền khai thác ít nhất cũng được 300 giỏ cá, nhiều nhất 700 giỏ cá.
Ngư dân khẩn trương vận chuyển cá lên bờ. Hoạt động mua bán hải sản trong những ngày đầu xuân trở nên nhộn nhịp, tấp nập giữa chủ thuyền và thương lái. Đối với khai thác mực nhỏ, gọi là “mực bọt”, ngư dân dùng ghe nhỏ có chiều dài khoảng 9-10 m, dùng lưới mành mực đánh bắt gần bờ, chi phí mỗi chuyến đi đánh bắt mực khoảng 1 triệu đồng.
Sau chuyến biển, mỗi ghe đánh bắt được ít nhất 2- 5 tạ mực, riêng những ghe lớn ở Bình Định đến Ninh Thuận đánh bắt, họ dùng mành chụp để khai thác, mỗi chiếc khai thác ít nhất gần 1 tấn mực, giá mỗi kg mực nhỏ tươi dao động 50- 60 ngàn đồng.
Chị Nguyễn Thị Thanh thu mua hải sản ở Lạc Tân 1, Phước Diêm, Thuận Nam cho biết, không ngờ đầu năm lại có nhiều mực như thế, những ngày cận tết, giá mực bọt dao động từ 100- 110 ngàn đồng vì “khan hàng”, nhu cầu tiêu thụ mạnh, nay giảm nhiều chỉ còn 50.000-60.000 đồng, do giá mực bọt rẻ nên chị mua về phơi khô 1 nắng để bán lẻ. Chị cho biết thêm, cứ mỗi 10 kg mực tươi phơi khô còn 3 kg, lời được 100.000 đồng góp phần tạo thêm thu nhập gia đình.
Sau chuyến ra khơi đầu năm nhờ biển thuận gió hòa, đầy phấn khởi, ngư dân địa phương tiếp tục khẩn trương vận chuyển các thiết bị như máy bộ đàm, tầm ngư, máy dò ngang… và ngư lưới cụ phục vụ khai thác như dầu, giỏ chứa cá, chá đèn pha, nước đá cây xây, lưới, thức ăn, nước uống… chuẩn bị ra khơi, quyết tâm đánh bắt hải sản đạt sản lượng cao.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).
Mục tiêu của Hợp đồng Dịch vụ tư vấn NA-A1/03/2010/ACP ngày 15/9/2011 giữa BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu môi trường chất thải nông nghiệp (ĐH Nông lâm Huế) là xây dựng vùng chăn nuôi dựa trên nguồn thức ăn không qua chế biến giun quế và ngũ cốc nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao, đảm bảo ATVSTP...
Tháng 6/2013, tiến bộ kỹ thuật ấp trứng gà Hồ bằng máy đã được Viện Chăn nuôi chuyển giao cho gia đình ông Đỗ Tá Dũng ở làng Lạc Thổ (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).
Người dân Gò Công Đông (Tiền Giang) sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trong đó nuôi gà thả vườn khá phát triển, trên địa bàn huyện có tổng đàn gà 260.000 con. Người nuôi theo truyền thống, ít tiếp cận với việc phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường vẫn chưa triệt để.
Sáng ngày 14.11, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 13 - AgroViet 2013 do Bộ NNPTNT chủ trì đã chính thức khai mạc tại Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, 489 Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).