Trường đại học Nông Lâm Huế nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo cá dìa

Sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa là một trong những thách thức lớn đối với nghề nuôi cá biển Việt Nam trong nhiều năm qua, do quá trình ương ấu trùng sau khi nở không thành công, tỉ lệ sống của ấu trùng đến 6 - 7 ngày tuổi rất thấp và thiếu ổn định. Trước thực tế này, năm 2014, ThS. Lê Văn Bảo Duy và TS. Nguyễn Ngọc Phước, Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế đã bắt tay vào việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá dìa với quy mô lớn.
Đề tài được tài trợ bởi Chương trình VLIR-IUC Đại học Huế, Dự án ACCCU và sự hỗ trợ của các giáo sư từ Đại học Ghent (Bỉ) và Đại học Nagasaki (Nhật Bản).
Sau gần 2 năm nghiên cứu, ThS. Lê Văn Bảo Duy và và TS. Nguyễn Ngọc Phước đã thành công trong việc hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao và ổn định. Điều này hứa hẹn sẽ cung cấp được con giống quanh năm cho bà con, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá biển nói chung tại Thừa Thiên Huế và ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, hơn 25 hộ dân thôn Đắk Lang, xã Quảng Khê (Đắk Glong - Đắk Nông) đã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm và đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Sở NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh Dak Lak tăng khá mạnh, so với cùng kỳ, đàn trâu 35.799 con, tăng 5,4%; đàn bò 181.315 con, tăng 8,7%; đàn heo 730.797 con, tăng gần 5%; gia cầm trên 9,4 triệu con, tăng 8,49%.

Phía Đài Loan (Trung Quốc) cho rằng trà Việt Nam có dư lượng hoạt chất fipronil vượt quá ngưỡng 0,002ppm nên “không đảm bảo chất lượng”.

Theo điều tra thống kê của Cty Yến sào Khánh Hòa, năm 2014 toàn quốc có 237 hang yến tự nhiên, tập trung vùng duyên hải Nam Trung bộ.

Thời điểm hiện nay, nông dân trồng đậu phộng trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang bước vào mùa thu hoạch.