Rèn Cán Bộ Qua Công Việc Cụ Thể
Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã chủ động đề xuất nhiều chương trình, dự án cụ thể với cấp ủy, chính quyền, T.Ư Hội NDVN nhằm hỗ trợ ND phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây cũng là cách “rèn” cán bộ qua công việc cụ thể.
Nguồn Quỹ HTND do Hội ND tỉnh Tuyên Quang quản lý hiện đang có 9,8 tỷ đồng, trong đó hơn 4 tỷ đồng ngân sách địa phương và vận động cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ, còn lại là vốn ủy thác của T.Ư Hội NDVN.
Hỗ trợ ND thiết thực
Nguồn quỹ này đã được Hội ND tỉnh giải ngân cho 39 dự án, với hơn 600 hộ tham gia.
Xã An Tường, thành phố Tuyên Quang có nhiều diện tích mặt nước có thể nuôi thủy sản. Quỹ HTND đã cho 20 hộ hội viên, ND vay 400 triệu đồng (20 triệu đồng/hộ) để cải tạo ao nuôi cá thương phẩm. Anh Nguyễn Trung Kiên, hội viên chi hội thôn Thăng Long 3 chia sẻ: “Đi kèm với vốn, dự án còn giúp các hộ kinh nghiệm, kiến thức nuôi thủy sản. Nhóm hộ trong dự án thường xuyên trao đổi, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất”.
Dự án cải tạo và thâm canh chè ở chi hội thôn Cầu Bì, xã Tú Thịnh (Sơn Dương) có 20 hộ tham gia. Mỗi hộ được dự án cho vay 10 triệu đồng để cải tạo đồi chè, mua sắm vật tư, phân bón. Được hỗ trợ vốn kịp thời, bổ trợ kiến thức, tay nghề chăm sóc, thu hái nên thu nhập của các hộ đều tăng so với trước đây.
Nói không với tuyên truyền chay
Ông Trần Văn Chiến - Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang nhiều lần đề cập đến trăn trở của Hội ND các cấp trong việc đem lại lợi ích thiết thực cho hội viên, ND. Nâng cao vai trò, vị trí của Hội không thể theo cách cũ là vận động, tuyên truyền “chay” mà phải hỗ trợ ND phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đó cũng là cách Hội tham gia có hiệu quả thực hiện Nghị quyết 26 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
Kết luận 61 của Ban Bí thư T.Ư Đảng và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện, Hội ND tỉnh đang tiến hành xây dựng Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND với vốn xây dựng hơn 43 tỷ đồng trên mặt bằng 2,5ha. Dự kiến, năm 2014 công trình sẽ đưa vào sử dụng.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có hơn 3.000 hộ ND đăng ký tham gia dự án hỗ trợ lãi suất phát triển chăn nuôi gắn với cải thiện môi trường. Mỗi hộ được vay 18 triệu đồng, hộ nghèo được hỗ trợ 100% lãi suất, các hộ khác được hỗ trợ 50% lãi suất, thời gian vay 3 năm. Ngoài ra, mỗi hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ 1,2 triệu đồng chi phí xây hầm khí biogas…
Trong xây dựng NTM, Hội xác định, khả năng, năng lực của Hội đến đâu, làm được việc gì thì tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền. Chính sách cho ND vay vốn có hỗ trợ lãi suất phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng hầm khí biogas bằng nhựa composite là do Hội chủ động đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt giao thực hiện.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng giao cho Hội quản lý một số nguồn vốn bảo trợ của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội; vốn tài trợ của Công đoàn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam... “Đi vào thực hiện những việc cụ thể, thiết thực đối với hội viên, ND cũng là cách để Hội rèn luyện cán bộ; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động…” - ông Trần Văn Chiến chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Theo các chuyên gia, nếu nuôi thành công, trọng lượng hàu Thái Bình Dương đạt 12 con/kg, thì với 1.000 m2 người nuôi thu lãi 140 triệu đồng.
Nhiều người không khỏi giật mình khi trông thấy củ (quả) atiso lạ này bởi hình thù kỳ dị như những con sâu bướm khác hoàn toàn với hình ảnh những bông hoa atiso đỏ rực thường thấy ở Việt Nam.
Một trong những kinh nghiệm nuôi trĩ bảy màu là con trống phải lớn hơn con mái 1 năm tuổi thì khi giao phối tỷ lệ đậu phôi sẽ cao hơn.
Chưa đầy 1 năm triển khai dự án chăn nuôi bò chất lượng cao, Công ty Mitraco Hà Tĩnh đã nhập hơn 1.000 con bò nái ngoại từ Úc về nhân giống và chuyển giao, liên kết với bà con nông dân chăn nuôi.
Gia đình chị Đinh Thị Thắng, thôn Trung Sơn, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã trở nên khấm khá từ khi mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà ri lai.