Trung tâm Thủy sản chú trọng nâng cao chất lượng nguồn giống

Bằng việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế, Trung tâm đã trở thành địa chỉ tin cậy, cung cấp nguồn giống thủy sản đảm bảo chất lượng cho người dân trên địa bàn.
Được ví là nghề “một vốn, bốn lời”, chăn nuôi thủy sản đã và đang trở thành hướng đầu tư, phát triển của nhiều nông dân.
Nắm bắt được nhu cầu đó, Trung tâm Thủy sản đang ngày càng nỗ lực trong công tác khảo nghiệm giống mới và sản xuất cung ứng cá giống, cung cấp cho nhu cầu nuôi thủy sản của người dân.
Để tạo được uy tín và thành công, trong những năm qua, Trung tâm Thủy sản đặc biệt quan tâm tới việc khảo nghiệm, tuyển chọn nhập cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn làm giống, tạo ra những giống cá thương phẩm có chất lượng.
Hiện nay, Trung tâm có gần 5ha mặt nước để thực hiện cung ứng giống thủy sản.
Đơn vị đã thực hiện tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nhân giống, nuôi ương cá giống cung cấp cho các cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Điện Biên.
Mỗi năm, đơn vị sản xuất từ 10 - 15 triệu con giống các loại, gồm trắm, trôi, mè, rô phi đơn tính… đều đạt chất lượng tốt, khả năng sinh trưởng và phát triển khá nhanh.
Bà Chu Thị Thanh Xuân, Giám đốc Trung tâm Thủy sản, cho biết: Không chỉ cung cấp giống năng suất cao, phẩm cấp tốt mà đơn vị còn tư vấn để người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, ứng dụng thành công trong mô hình nuôi thuỷ sản, giúp tận dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên, diện tích mặt nước.
Nhờ đó, năng suất và sản lượng thủy sản của tỉnh tăng khá cao, nhiều mô hình dự án trình diễn đã được áp dụng, nhân rộng và phát triển trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, Trung tâm đã lai tạo thành công và sản xuất duy nhất giống cá rô phi đơn tính cung ứng ra thị trường.
Từ giống cá này, nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đã phát triển kinh tế và làm giàu từ mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm.
Đặc biệt, từ việc tuyển chọn, nuôi khảo nghiệm, những giống thủy sản mới được cho là khá phù hợp với điều kiện của tỉnh, đang được đơn vị xúc tiến nhân ra thị trường.
Một số giống thủy sản quý hiếm như: Tôm càng xanh, cá lóc, ba ba gai, cá lăng chấm thương phẩm trong ao.
Kết quả khảo nghiệm này là tín hiệu vui góp phần làm đa dạng, chủ động nguồn sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Trước đây, để có cá giống, Trung tâm phải đặt mua từ các đơn vị sản xuất thuỷ sản ở một số tỉnh rồi vận chuyển theo đường hàng không lên Điện Biên.
Do vậy, giá thành tương đối cao chưa kể những rủi ro mà đơn vị phải chấp nhận như vận chuyển xa, ảnh hưởng đến chất lượng cá giống.
Đến nay, việc sản xuất thành công cá giống từ giống bố mẹ nhập tại Trung tâm Thuỷ sản Trung ương lên đã tạo rất nhiều thuận lợi cho nhân dân.
Nông dân đến mua cá giống, được Trung tâm hướng dẫn chi tiết, cụ thể biện pháp kỹ thuật chăm sóc.
Ngoài chú trọng nuôi thủy sản ở những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi như vùng lòng chảo, Trung tâm đã phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng kinh tế các huyện, thị chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi thủy sản cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, như:
Mô hình tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính cho đồng bào người Mông tại xã Sín Thầu, Chung Chải (huyện Mường Nhé); mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cho dân tộc Cống tại xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ) và Pa Thơm (huyện Điện Biên).
Đồng thời, phối hợp với Phòng Kinh tế T.X Mường Lay, phường Sông Đà xây dựng mô hình đồng quản lý, khai thác và bảo vệ vùng nuôi an toàn.
Mô hình này vẫn đang được thực hiện hiệu quả, giúp thực hiện tốt quản lý vùng nuôi, quản lý môi trường giao thông đường thủy.
Đặc biệt là mở rộng thị trường sang các tỉnh Bắc Lào với số lượng khoảng 10 vạn con cá giống.
Với những nỗ lực trong công tác kiểm định, nuôi khảo nghiệm giống mới và sản xuất cung ứng giống đảm bảo về chất lượng, Trung tâm Thủy sản đang trở thành cầu nối, chỗ dựa vững chắc trong việc chuyển giao kỹ thuật, cung cấp nguồn giống chất lượng tốt cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 14/5, Tổng Cục Thuỷ sản phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp tổ chức hội thảo đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt tại các tỉnh Nam bộ.

Đó là Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận - An Giang) từng phạm tội “chứa mại dâm có tổ chức” và bị phạt tù giam. Khi trở về với gia đình, anh dốc sức làm ăn và thành công với mô hình nuôi cá chình, được UBND huyện Thoại Sơn và UBND tỉnh An Giang khen thưởng về thành tích “sản xuất và kinh doanh giỏi” nhiều năm liền.

Thời gian gần đây, những người nuôi thỏ đang vui mừng trước thông tin có một công ty của Nhật sẽ thu mua thỏ nguyên liệu về làm dược phẩm với số lượng lớn và giá cả ổn định. Trước cơ hội này, nhiều nông dân muốn bắt tay vào nuôi hoặc mở rộng đầu tư quy mô lớn.

Hải Dương là một xã vùng cát ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với các đặc điểm là đất cát và đồng bằng, cùng với lũ lụt, hạn hán, và nhiễm mặn là những mối đe dọa thường xuyên trên địa bàn.

Được sự ủng hộ của gia đình và người thân, năm 2013 anh Trần Cao Khải, thôn Hương Đà, xã Thiện Kế (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) nhận thầu gần 2ha đất nông nghiệp của Công ty TNHH một thành viên nông-công nghiệp Tam Đảo để đầu tư xây dựng trên 3.000m2 nhà lưới trồng hoa lan, diện tích đất còn lại anh trồng cây Đinh lăng, một loại cây dược liệu được sử dụng trong nhiều sản phẩm nam dược.