Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Trồng Mới Trên Đất Cát Ven Biển Hải Lăng

Cây Trồng Mới Trên Đất Cát Ven Biển Hải Lăng
Ngày đăng: 17/05/2014

Hải Dương là một xã vùng cát ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với các đặc điểm là đất cát và đồng bằng, cùng với lũ lụt, hạn hán, và nhiễm mặn là những mối đe dọa thường xuyên trên địa bàn.

Trên vùng rú cát và vùng cát nội đồng ven biển này vốn rất khó để canh tác cây trồng, đây cũng là trăn trở lớn đối với địa phương. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người dân địa phương tập trung vào các cây trồng ngắn ngày để tránh mùa lụt và mùa hạn.

Vụ Đông Xuân 2013-2014, xã Hải Dương đã xây dựng mô hình trồng ớt chỉ thiên với quy mô 2 ha theo quy trình thích nghi với biến đổi khí hậu. Trong những ngày này nếu có dịp ghé về vùng đất cát nội đồng ven biển xã Hải Dương chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một màu xanh tươi của những luống ớt mọc dưới cái nắng chang chang.

Thực hiện mô hình, bà con được tập huấn kỹ thuật, được các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn chỉ đạo từ khi làm đất đến khi thu hoạch. Anh Phan Văn Tân ở xóm Hóp, thôn Đông Dương, người trực tiếp tham gia mô hình cho biết, cây ớt chỉ thiên hoàn toàn có thể trồng trên đất cát và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, cây ớt chỉ thiên có khả năng sinh trưởng khỏe, cành nhánh nhiều, quả có chiều dài từ 5-7 cm, màu đỏ đẹp, trơn bóng, trái suôn…

Theo các hộ dân tham gia mô thì ớt chỉ thiên là loại cây không khó trồng, thời gian sinh trưởng lại ngắn, cho giá trị kinh tế cao. Người dân cho hay cây ớt có giá trị gấp 3 đến 5 lần so với các loại cây trồng trước đây là sắn và khoai lang mà bà con vẫn hay trồng.

Anh Trần Chiến, một hộ dân khác chia sẻ gia đình anh hiện tại trồng 1 sào ớt chỉ thiên (1 sào = 500m2). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất từ 8 tạ đến 1 tấn/sào. Với giá bán bình quân từ 16.000 - 18.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi sào ớt có thể cho thu lãi từ 7 – 10 triệu đồng.

Mô hình thành công đã giúp cho người dân nơi đây tìm được hướng canh tác mới phù hợp với diện tích đất cát bạc màu.


Có thể bạn quan tâm

Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3 Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3

Vụ mùa và vụ 3 năm nay, toàn huyện Phù Cát đã gieo sạ 3.350 ha lúa, đạt 93% diện tích kế hoạch; trong đó có hơn 2.650 ha lúa sạ vụ 3 và gần 700 ha lúa gieo khô. Bà con nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo đảm nguồn nước tưới nên cây lúa phát triển khá tốt. Song đáng lo ngại là sâu bệnh đang phát sinh gây hại mạnh, nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh với mật độ cao từ 3.000 đến 5.000 con/m2, cục bộ có nơi lên đến 10.000 - 20.000 con/m2, gây hại nặng trên lúa vụ 3 giai đoạn cuối đẻ nhánh.

09/09/2015
Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người

Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 đang bùng phát tại một số địa phương, gây nguy hiểm tới sức khỏe người dân, ngày 8.9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu các địa phương có dịch cúm gia cầm tái phát chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.

09/09/2015
Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung

Được biết đến với nhiều công dụng trong giải nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh, vài cơ sở sản xuất trong tỉnh đã đầu tư nghiên cứu phát triển cây chè Dung thành sản phẩm trà, phục vụ người tiêu dùng.

09/09/2015
 Đồng bào Hrê đưa máy móc vào đồng ruộng Đồng bào Hrê đưa máy móc vào đồng ruộng

Đặc thù của ruộng vùng cao trong tỉnh là nhỏ hẹp, bậc thang, trước đây đồng bào Hrê thường dùng sức để làm đất xuống giống hay thu hoạch vụ mùa. Còn bây giờ, nhà nhà đều biết sử dụng máy móc vào đồng ruộng nên đã giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

09/09/2015
Sốt cau ở xứ ngàn cau Sốt cau ở xứ ngàn cau

Sơn Tây là huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi được mệnh danh là xứ ngàn cau. Nơi đây có những chuyện khá ly kỳ: Thương lái thu mua cau non rồi… đổ bỏ, chủ vườn dùng dây thép gai quấn quanh thân hay gắn dao lam vào thân cau để phòng ngừa kẻ gian trộm cau.

09/09/2015