Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Nhiều Hệ Lụy Về Môi Trường

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Nhiều Hệ Lụy Về Môi Trường
Ngày đăng: 17/05/2014

Sáng ngày 14/5, Tổng Cục Thuỷ sản phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp tổ chức hội thảo đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt tại các tỉnh Nam bộ.

Theo thống kê của Tổng Cục Thuỷ sản, hiện một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt và vùng nhiễm mặn ước khoảng 1.194ha. Để nuôi được loại tôm này, ở vùng nước ngọt, người dân đã khoan giếng lấy nước ngầm, pha thêm muối ăn và một số khoáng chất vào ao.

Riêng tỉnh Đồng Tháp, tính đến tháng 4/2014, toàn tỉnh có 57 hộ nuôi với diện tích hơn 64ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Tam Nông, TX.Hồng Ngự. Đến nay, đã có 14 hộ thu hoạch với sản lượng 70 tấn, năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha. Hầu hết hộ nuôi đều khoan giếng sử dụng nguồn nước ngầm để thả nuôi.

Các nhà khoa học tham dự hội thảo đều cho rằng, không nên nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Bởi các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng không có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt nên nguồn nước thải đưa trực tiếp ra sông, kênh rạch, mật độ thả nuôi cao và lượng thức ăn sử dụng nhiều sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Bên cạnh đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan mầm bệnh từ tôm thẻ chân trắng sang cho tôm càng xanh và một số loài thuỷ sản khác.

Ông Nguyễn Duy Hiền - Tổng Cục phó Tổng Cục Thủy sản nhấn mạnh, tôm thẻ chân trắng mang lại lợi ích kinh tế trước mắt do năng suất cao, giá bán khá hấp dẫn nhưng tác hại lâu dài là rất lớn. Dự báo, sản lượng tôm thẻ chân trắng ở các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia đang phục hồi, do đó giá tôm trong nước sẽ giảm.

Ông Hiền cũng yêu cầu Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản phải có báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng và đề xuất những vấn đề về quản lý, cấm sử dụng nước ngầm đối với nuôi tôm thẻ chân trắng vùng nước ngọt.

Các Chi cục Thủy sản và các nhà khoa học cần thông tin rộng rãi những tác hại khi chuyển đổi nuôi sang nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ngọt để người dân nắm được và hạn chế nuôi tự phát như vừa qua.


Có thể bạn quan tâm

Giá Heo Hơi Tăng Cao Giá Heo Hơi Tăng Cao

Theo các chủ trang trại chăn nuôi và hộ nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện giá heo hơi đang được thương lái thu mua dao động từ 48-50.000 đồng/kg; mức giá này đang cho người nuôi heo có lãi cao. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 2 năm qua.

12/03/2014
Làng Bò Lai Vĩnh Thọ (Bình Định) Làng Bò Lai Vĩnh Thọ (Bình Định)

Theo số liệu điều tra mới đây của Hội Nông dân xã Vĩnh Hiệp (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định), thôn Vĩnh Thọ có đến 98% số hộ chăn nuôi bò, trong đó tỉ lệ bò lai trong thôn chiếm 97% tổng đàn.

12/03/2014
Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho HTX Nông Nghiệp Và Dịch Vụ Thành Đông Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho HTX Nông Nghiệp Và Dịch Vụ Thành Đông

Sáng 11/3/2014, Cơ quan chứng nhận Công ty Control Union đã trao giấy chứng nhận GlobalGAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên nguồn gốc) cho Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đông (xã Thành Đông, Bình Tân, Vĩnh Long - ảnh), chuyên sản xuất và tiêu thụ khoai lang tím Nhật.

12/03/2014
Niềm Vui Với Khoai Mì Vùng Bảy Núi (An Giang) Niềm Vui Với Khoai Mì Vùng Bảy Núi (An Giang)

Khác với tình hình rớt giá thê thảm của các loại nông sản khác dịp trước, trong và sau Tết, nông dân hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) đang rất phấn khởi trong vụ thu hoạch khoai mì được mùa, được giá.

12/03/2014
Chôm Chôm Bình Hòa Phước Đủ Điều Kiện “Đi Tây” Chôm Chôm Bình Hòa Phước Đủ Điều Kiện “Đi Tây”

Thông tin Hợp tác xã (HTX) Chôm chôm Bình Hòa Phước (xã Bình Hòa Phước- Long Hồ - Vĩnh Long) được công nhận GlobalGAP đã làm nức lòng nhà vườn sau nhiều năm dốc công thực hiện. Bởi từ đây, trái chôm chôm đủ điều kiện xuất sang nhiều thị trường khó tính ở Châu Âu, Hoa Kỳ.

12/03/2014