Trung tâm Giống thủy sản tỉnh tập trung bảo vệ các loại giống thủy sản
Trung tâm Giống thủy sản được Sở NN&PTNT giao nhiệm vụ thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản phục vụ NTTS trong tỉnh. Thời gian qua, TTN NTTS Mỹ Châu (Phù Mỹ) và TTN NTTS Cát Tiến (Phù Cát) thuộc Trung tâm nghiên cứu, sản xuất có hiệu quả các loại giống thủy sản mới để cung ứng cho người dân. Hàng năm, Trung tâm cung cấp hàng chục triệu con giống thủy sản các loại cho người dân trong và ngoài tỉnh, phục vụ nghề NTTS.
Tuy nhiên, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ương nuôi và sản xuất các loại con giống thủy sản của Trung tâm Giống thủy sản tỉnh. Tại TTN NTTS Mỹ Châu, hiện lượng nước của 4 hồ chứa: Đòng Đèo 1, Đòng Đèo 2, Hóc Lách, Hóc Hòm (các hồ chứa nước này cung cấp nước cho 24 ao nuôi trên 33.316 con cá, lươn, chình, cá các loại với sản lượng trên 14 tấn) đang dần khô cạn. Nước tại 24 ao nuôi nói trên cũng bị bốc hơi nhanh; môi trường nước thay đổi, độ pH và khí độc trong nước vượt ngưỡng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loài giống thủy sản. Còn tại TTN NTTS Cát Tiến, việc duy trì và phát triển các loại giống thủy sản nước lợ, nước mặn, như hàu Thái Bình Dương, cua xanh, tôm sú, cá bóp và cá chẽm cũng gặp rất nhiều khó khăn khi nhiệt độ nước trong các khu nuôi luôn ở mức cao.
Ông Nguyễn Thế Vũ, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản, cho biết: Từ tháng 5.2015, TTN NTTS Mỹ Châu và TTN NTTS Cát Tiến đã phải ngừng sản xuất con giống, tập trung bảo vệ đàn cá giống. Hiện chúng tôi đã đóng tất cả các cửa xả của các ao nuôi tại TTN NTTS Mỹ Châu để giữ nước. Các cán bộ kỹ thuật luôn túc trực và kiểm tra môi trường nước; kiểm tra tình hình sinh trưởng và phát triển của các loại giống thủy sản, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Định kỳ 2 ngày 1 lần, bơm bổ sung nước vào các ao nuôi bù lại phần đã bị bốc hơi. Bên cạnh đó, giảm khẩu phần ăn thức ăn tinh, tăng thức ăn xanh và sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước trong ao nuôi. Mặt khác, sử dụng máy đảo nước nhằm duy trì nhiệt độ trong ao nuôi thích hợp và tăng oxy trong nước để duy trì sức khỏe cho vật nuôi.
Cũng theo ông Vũ, tại TTN NTTS Cát Tiến, việc bảo vệ các loại giống thủy sản gặp khó khăn hơn do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, Trung tâm chưa đủ điều kiện để giảm nhiệt độ trong nước từ 320C xuống dưới 300C. Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài thì rất khó duy trì và bảo vệ các loại giống thủy sản tại đây. Trung tâm đã báo cáo Sở NN&PTNT thực trạng trên để được hỗ trợ, giúp đỡ bảo vệ các loài thủy sản giống đang được ương nuôi tại TTN NTTS Cát Tiến.
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2011 đến nay, bệnh đốm nâu xuất hiện và gây hại mạnh trên thanh long. Những tháng qua, bệnh tiếp tục lan trên diện rộng, làm thiệt hại lớn cho nhà vườn.
Do nằm ở khu vực địa hình thấp, trũng, tiêu thoát nước khó khăn nên trong đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có nhiều diện tích canh tác nông nghiệp bị thiệt hại, trong đó 100% diện tích trồng cây vải chín sớm, bị ngập úng.
Ông Nguyễn Văn Hồng, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được nhiều người biết đến nhờ mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm cho lợi nhuận cao, kinh tế đi vào ổn định, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Sản xuất manh mún, thiếu vốn, kỹ năng, tay nghề của nông dân yếu, ít liên kết, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh... là thực trạng chung của nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Bí xanh được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển lá xanh sáng, mặt lá bóng, ngọn nở, thân lá phát triển cân đối, tuổi thọ lá cao và rất ít sâu bệnh.