Trung tâm Giống thủy sản tỉnh tập trung bảo vệ các loại giống thủy sản
Trung tâm Giống thủy sản được Sở NN&PTNT giao nhiệm vụ thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản phục vụ NTTS trong tỉnh. Thời gian qua, TTN NTTS Mỹ Châu (Phù Mỹ) và TTN NTTS Cát Tiến (Phù Cát) thuộc Trung tâm nghiên cứu, sản xuất có hiệu quả các loại giống thủy sản mới để cung ứng cho người dân. Hàng năm, Trung tâm cung cấp hàng chục triệu con giống thủy sản các loại cho người dân trong và ngoài tỉnh, phục vụ nghề NTTS.
Tuy nhiên, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ương nuôi và sản xuất các loại con giống thủy sản của Trung tâm Giống thủy sản tỉnh. Tại TTN NTTS Mỹ Châu, hiện lượng nước của 4 hồ chứa: Đòng Đèo 1, Đòng Đèo 2, Hóc Lách, Hóc Hòm (các hồ chứa nước này cung cấp nước cho 24 ao nuôi trên 33.316 con cá, lươn, chình, cá các loại với sản lượng trên 14 tấn) đang dần khô cạn. Nước tại 24 ao nuôi nói trên cũng bị bốc hơi nhanh; môi trường nước thay đổi, độ pH và khí độc trong nước vượt ngưỡng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loài giống thủy sản. Còn tại TTN NTTS Cát Tiến, việc duy trì và phát triển các loại giống thủy sản nước lợ, nước mặn, như hàu Thái Bình Dương, cua xanh, tôm sú, cá bóp và cá chẽm cũng gặp rất nhiều khó khăn khi nhiệt độ nước trong các khu nuôi luôn ở mức cao.
Ông Nguyễn Thế Vũ, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản, cho biết: Từ tháng 5.2015, TTN NTTS Mỹ Châu và TTN NTTS Cát Tiến đã phải ngừng sản xuất con giống, tập trung bảo vệ đàn cá giống. Hiện chúng tôi đã đóng tất cả các cửa xả của các ao nuôi tại TTN NTTS Mỹ Châu để giữ nước. Các cán bộ kỹ thuật luôn túc trực và kiểm tra môi trường nước; kiểm tra tình hình sinh trưởng và phát triển của các loại giống thủy sản, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Định kỳ 2 ngày 1 lần, bơm bổ sung nước vào các ao nuôi bù lại phần đã bị bốc hơi. Bên cạnh đó, giảm khẩu phần ăn thức ăn tinh, tăng thức ăn xanh và sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước trong ao nuôi. Mặt khác, sử dụng máy đảo nước nhằm duy trì nhiệt độ trong ao nuôi thích hợp và tăng oxy trong nước để duy trì sức khỏe cho vật nuôi.
Cũng theo ông Vũ, tại TTN NTTS Cát Tiến, việc bảo vệ các loại giống thủy sản gặp khó khăn hơn do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, Trung tâm chưa đủ điều kiện để giảm nhiệt độ trong nước từ 320C xuống dưới 300C. Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài thì rất khó duy trì và bảo vệ các loại giống thủy sản tại đây. Trung tâm đã báo cáo Sở NN&PTNT thực trạng trên để được hỗ trợ, giúp đỡ bảo vệ các loài thủy sản giống đang được ương nuôi tại TTN NTTS Cát Tiến.
Related news
Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.
Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.
Thời gian qua, hàng trăm hộ dân của xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Hồ Văn Du là chuyên gia về cây sâm Ngọc Linh, bởi hơn nửa đời người, ông cùng ăn, cùng ở cùng sống với cây sâm trên núi Ngọc Linh để giữ gìn, bảo vệ loài sâm quý hiếm trên thế giới đang sinh trưởng và phát triển tốt ở đỉnh núi mù sương...
Theo kế hoạch, ngoài việc sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại, vụ đông xuân 2015 - 2016 nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa (thời gian xuống giống từ 15.12.2015 đến 5.1.2016).