Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai bị thiệt hại do hạn hán

Trung tâm hiện có 30 ao nuôi cá nhưng hiện nay có đến 14 ao thiếu nước. Đặc biệt, có đến 12 ao nuôi dưỡng đàn cá giống do mực nước xuống quá thấp, nước nóng lên theo cái nắng mùa khô dẫn đến cá chết.
Theo thống kê của Trung tâm, từ đầu mùa khô đến nay, có khoảng 2.000 kg cá giống bị thiệt hại. Các ao nuôi cá thịt và cá thương phẩm bị thiệt hại khoảng 1.000 kg cá. Hiện nay đang là mùa cho cá sinh sản chính vụ, do thiếu nước kéo dài nên đàn cá bố mẹ không thể đẻ được. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất cá giống cung cấp cho thị trường.
Để duy trì và phát triển đàn cá giống, Trung tâm Giống thủy sản đã triển khai nhiều giải pháp để cứu đàn cá thoát khỏi tình hình thiếu nước như hiện nay. Ông Phạm Hữu Phước - Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản cho biết: Trung tâm đã tổ chức đắp đập chống thất thoát nước từ các ao bị rò rỉ, bơm nước quay vòng từ ao cá có mực nước cao sang các ao có mực nước thấp.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Trước tình hình hạn hán vẫn đang tiếp tục kéo dài như hiện nay, Trung tâm đề nghị Nhà máy Thủy điện Bàu Cạn cho xả nước thường xuyên để Trung tâm cũng như bà con vùng hạ du có nước chống hạn phục vụ sản xuất.
Bên cạnh đó, cần giao công trình đập dâng Thanh Bình cho Trung tâm để bảo quản chủ động phục vụ nguồn nước sản xuất giống thủy sản cũng như phục vụ nhu cầu tưới tiêu sản xuất của bà con nông dân quanh vùng…
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên, mật ong - đặc sản rừng tràm U Minh Hạ đạt mức giá cao kỷ lục khi được bán từ 350.000 - 500.000 đồng/lít. Mức giá trên tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2012.

Theo người dân, diện tích sắn bị hại do nhện đỏ gây ra trên địa bàn huyện Sông Hinh hơn 40ha, tập trung nhiều nhất ở xã Sơn Giang diện tích trên 20ha, thôn Bình Giang, Chí Thán xã Đức Bình Đông 15ha, xã Ea Bia 5ha. Bệnh lây lan rất nhanh, phát triển bệnh ở những diện tích trên đồi cao, vùng khô hạn. Biểu hiện của bệnh này gây rụng lá, cây ngưng phát triển

Chi phí đầu tư tăng cao, nhưng giá mía lại sụt giảm khiến người trồng mía ở ĐBSCL lỗ nặng. Điệp khúc trồng mía rồi lại chặt tái diễn.

Tổ được thành lập vào năm 1999, có 16 hộ tham gia, về sau số lượng ngày một tăng lên. Đến nay, có 34 hộ, sản xuất trên 30 hecta. Tất cả các thành viên trong tổ đều thực hiện cải họ cây sầu riêng, vươn lên phát triển kinh tế.

Năm 2013, tỉnh Dak Lak trích ngân sách 345 triệu đồng mua 129.650 con cá giống các loại thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 8 huyện: Lak, Krông Ana, Ea Súp, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Pak và Ea Kar.