Cây Sưa Giống Sốt Giá
Khi giá gỗ sưa trên thị trường chợ đen tăng vùn vụt, nhiều nông dân tỉnh Bình Phước bắt đầu đổ xô trồng giống cây này.
Không ít gia đình đang chặt bỏ những cây truyền thống như cao su, điều để chuyển qua trồng cây sưa với hy vọng sẽ là “cây vàng, cây bạc”. Theo đó giống cây sưa giống tăng lên vùn vụt.
Leo theo cơn sốt
Việc người nông dân “trúng quả” nhờ gỗ sưa, nhu cầu trồng gỗ sưa đang tăng đột biến trên địa bàn tỉnh Bình Phước là hoàn toàn có thật.
Trên các tuyến đường dọc theo thị xã Đồng Xoài về các huyện thị, ngang qua QL13, 14 dễ dàng bắt gặp nhiều cơ sở trưng bảng bán cây sưa giống. Do nhu cầu lớn nên giá cây giống sưa cũng cao ngất ngưởng, có nơi tới vài chục ngàn đồng/cây vài tháng tuổi.
Ông Trần Xuân Cảnh, chủ một cơ sở ươm giống cây sưa có tiếng ở phường Thác Mơ, thị xã Phước Long cho biết, từ đầu mùa đến nay, cơ sở của ông đã bán hơn 40 ngàn cây sưa giống, tăng gấp đôi so với cùng thời điểm của năm ngoái.
Theo ông Cảnh, hiện nhu cầu người dân vẫn rất cao, giá cây sưa con (giao tại trại giống) dao động 8.000 - 10.000đ/cây (nếu mua với số lượng từ vài ngàn cây trở lên). Cây sưa đỏ và sưa trắng, tuy cùng họ nhưng giá trị kinh tế chênh lệch nhau rất lớn.
Vườn cây sưa của cơ sở ông Cảnh được ươm từ hạt cây sưa trồng ở Hà Nội. “Các anh cũng chỉ cần biết thế thôi, chứ còn từ cây sưa cụ thế nào thì chúng tôi không nói được, tế nhị lắm!”, ông Cảnh nói.
Để chứng minh cây sưa của cơ sở mình có giá trị, ông Cảnh đốt hạt cây này cho xem và hùng hồn nói: “Nếu đốt lên có mùi thối (vì thế cây sưa đỏ còn được gọi là trắc thối) thì đích thị là hạt sưa đỏ!”.
Không chỉ các chủ vựa cây giống ăn nên làm ra nhờ cây sưa giống mà hiện nay trên địa bàn tỉnh bắt đầu xuất hiện những nhóm người bán giống dạo. Một nhóm gồm khoảng 4-5 người, chia nhau chạy khắp các huyện từ sáng đến tối.
Nhờ leo theo cơn sốt nên mỗi ngày họ bán được khoảng 200-300 cây sưa giống với giá rẻ hơn các cơ sở có địa chỉ rõ ràng.
Coi chừng ngậm trái đắng
Những gốc sưa bạc tỷ đang khiến những người nông dân chân lắm tay bùn, hàng ngày chỉ quanh quẩn với mấy nọc tiêu, cây điều bắt đầu nuôi giấc mộng làm giàu.
Người có tiền thì sẵn sàng chặt bỏ cao su, điều để trồng mới cây sưa, còn người ít vốn thì trồng xen trong vườn tiêu. Họ hoan hỉ với cơ hội làm giàu chỉ sau vài năm nữa mà không hề nghĩ ngợi đến những hệ luỵ đang rình rập đâu đó.
Còn nhớ câu chuyện về cây dó bầu hay cây hông (cây polyme) đã không ít người ngậm trái đắng cách đây chỉ chưa đầy 2 năm. Những cơn sốt như thế chưa kịp đem đến cho người dân sự đổi đời đã vội hạ nhiệt.
Khi những cây dó bầu, cây hông bắt đầu đến kỳ thu hoạch thì thương lái bỗng quay lưng. Nông dân trong tỉnh quặn lòng nhìn những vườn cây xanh mướt đang chết dần vì không xuất được. Giá rớt thê thảm khiến nhiều gia đình bỗng chốc thành con nợ. Đây là bài học cho nông dân trong việc phát triển sản xuất theo phong trào với mong muốn đổi đời như một giấc mơ.
Trước việc người dân ồ ạt trồng sưa, ông Nguyễn Minh Chiến - Quyền Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN-PTNT Bình Phước) khuyến cáo: “Hiện nay chưa có đơn vị nào đánh giá được giá trị thực của cây này. Đây là loại cây trồng lâu năm mới cho thu hoạch, vì vậy khi trồng thì nông dân phải trồng xen các cây ngắn ngày, không nên vội vàng phá bỏ các cây trồng khác mà mất đi nguồn thu nhập”.
Có thể bạn quan tâm
Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.
Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.
Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.
Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.
Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.