Bình Thuận Nóng Nạn Đánh Bắt Tôm Hùm Nhỏ

Tại những khu vực ven bờ biển của tỉnh Bình Thuận thời gian gần đây xuất hiện nhiều bẫy tôm hùm do ngư dân giăng để đánh bắt loại hải sản hiếm là tôm hùm con.
Bẫy bắt tôm hùm con là một nghề tự phát của ngư dân từ nhu cầu cao của người nuôi, nghề này thường chỉ hoạt động trong thời điểm vụ bấc của năm (biển càng động thì tôm càng xuất hiện nhiều) để tìm thức ăn. Đây là dịp để ngư dân có thêm nguồn thu trước mùa biển êm. Vài năm trở lại đây, bẫy bắt tôm hùm con xuất hiện dày đặc dọc vùng biển Bình Thuận, từ huyện Tuy Phong đến Thị xã Lagi.
Ông Nguyễn Văn Hường, phường Hưng Long, Phan Thiết, Bình Thuận cho biết: “Do đây là loại đặc sản quý hiếm cần khai thác có thời điểm, nên UBND tỉnh Bình Thuận chỉ cho phép nghề này hoạt động từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Tuy nhiên hiện nay, dù trong thời gian cấm khai thác nhưng trên biển vẫn còn không ít bẫy tôm hùm con”.
Theo ngành chức năng, trong năm 2013, chỉ tính riêng ở khu vực biển của Thành phố Phan Thiết, Thanh tra thủy sản và lực lượng phường xã đã tháo dỡ hơn 2.700 bẫy tôm hùm con. Điều khiến ngư dân bất chấp lệnh cấm là giá một con tôm hùm con được thương lái thu mua bán ra các tỉnh miền Trung ở mức từ 150.000-200.000 đồng. Trung bình một ngư dân sau một đêm đánh bắt có thể kiếm được ít nhất 500.000 đồng, còn nếu gặp may lên đến tiền triệu”.
Khắc phục tình trạng này, các tổ kiểm tra liên ngành của tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức ít nhất 3 đợt ra quân, sử dụng ca nô và tàu chuyên dụng để trục vớt, thu giữ các bẫy tôm còn xuất hiện trong thời gian cấm. Các phường, xã ven biển sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngư dân không thả bẫy cho đến hết tháng 9.
Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở tồn hàng tấn nguyên liệu, thành phẩm làm ra không dám bán, phải bảo quản cả tháng trời vì giá quá thấp, nếu bán chắc chắn lỗ. Khổ nỗi, nếu trầm để quá lâu sẽ bị phai màu, chất lượng giảm sút, giá bán càng bị ép.

Ngày 10-11, tại TP.HCM, Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam phối hợp với Hiệp hội bán lẻ giày Hoa Kì (FDRA) tổ chức hội nghị “Nâng cao năng lực kinh doanh, xuất khẩu của các DN da giày Việt Nam”.

Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT), năm 2014 tình hình nuôi trồng thủy sản của các địa phương trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều thuận lợi. Tổng diện tích nuôi trong toàn tỉnh: 7,852ha. Trong quý III, vụ nuôi chính trong năm, các địa phương đã thả nuôi trên diện tích 6.434ha.

Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng nhiều. Hiện nay, việc ứng dụng xây hầm biogas vào chăn nuôi nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải, tiết kiệm chi phí tiền mua khí đốt, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu vực đông dân cư đang được một số địa phương thực hiện, mang lại hiệu quả.