Bạc Liêu Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Tôm Bền Vững

Sáng 29/3, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo xúc tiến xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm bền vững tỉnh Bạc Liêu. Tham dự hội thảo có trên 100 đại biểu đại diện các công ty kinh doanh thuốc, thức ăn tôm, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo đánh giá tình hình sản xuất, những khó khăn trong hoạt động nuôi tôm trên thế giới, khu vực châu Á trong đó có Việt Nam năm 2013 và thách thức năm 2014 về: giá con giống, giá thu mua sản phẩm, quy mô sản xuất, vật tư, dịch bệnh…
Hội thảo đánh giá những tiềm năng và điều kiện thuận lợi trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, để việc tiêu thụ tôm đạt hiệu quả bền vững thì rất cần sự liên kết chặt chẽ theo chuỗi sản xuất gồm 3 hợp phần là: đầu tư, thương mại và sản xuất bền vững; trao quyền và quản trị; xây dựng năng lực cho người nuôi tôm.
Hội thảo nhằm đưa ra phương pháp nâng cao giá trị con tôm theo hướng bền vững; đồng thời, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc liên kết sản xuất để thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển ổn định của ngành thủy sản tỉnh Bạc Lieu.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ sản xuất 2018-2019, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên đã phối hợp với các địa phương trên địa bàn trình diễn thành công nhiều mô hình thâm canh nhãn theo h

Việc khai thác thủy hải sản bằng phương tiện tận diệt đang khiến nguồn lợi thủy hải sản bị giảm sút nghiêm trọng.

Trồng na trên vùng đất sỏi đá, mỗi năm thu về gần 400 triệu đồng, anh Nguyễn Tấn Thạch (xã Kon Yang, huyện Kong Chro, Gia Lai) đang chứng minh cho nhiều người.

Sở hữu vườn na hoàng hậu rộng 2 ha, ông Nguyễn Văn Năm (65 tuổi, ấp Phú Hưng, xã Phú Hựu, H.Châu Thành, Đồng Tháp) ghép cành để bán cây giống thu lãi hơn 700tr

Ông Trần Quốc Hưng (xã Đăk Tờ Re, H.Kon Rẫy, Kon Tum) đang sở hữu hơn 20 ha đất trồng khoai mì (sắn), cao su và 1 trang trại nuôi heo cho thu nhập hơn 500 triệu