Trung Quốc Làm Loạn Thị Trường Tôm Nguyên Liệu Trong Nước
Tình trạng thương lái thu mua tôm nguyện liệu bất kể cỡ tôm và chất lượng để đưa sang Trung Quốc đã đến mức báo động và đang "làm loạn" thị trường tôm nguyên liệu trong nước.
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện tại, Trung Quốc đang là thị trường có tốc độ tăng nhập khẩu mạnh nhất từ Việt Nam, liên tục tăng với tỷ lệ 2 con số.
Năm nay, trung bình mỗi tháng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 45 triệu USD, riêng mặt hàng tôm đã đạt tới gần 28 triệu USD/tháng, chiếm tới 68% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh không phải là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh thiếu nguồn nguyên liệu cho những thị trường có nhu cầu và giá nhập khẩu cao như Mỹ, Nhật Bản và EU.
Không thể cạnh tranh trong thu mua tôm nguyên liệu với thương lái đã khiến nhiều doanh nghiệp “mắc kẹt” với những hợp đồng đã ký với nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, nguy cơ không kiểm soát được chất lượng nguyên liệu, đặc biệt là dư lượng kháng sinh và tạp chất có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh con tôm Việt Nam, ảnh hưởng đến sự nỗ lực chung của Nhà nước và các doanh nghiệp trong thời gian qua về vấn đề kiểm soát kháng sinh, chất lượng tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Cá trê Phú Quốc (còn gọi là cá trê suối Phú Quốc), là loài quý hiếm chỉ có ở đảo Phú Quốc, có thịt thơm ngon, hơi dai, có thể làm nhiều món ăn, như: canh chua, nấu mẻ, nướng cuốn bánh tráng, hấp hèm…
Theo các trại chăn nuôi ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương giá gà bán tại trại tiếp tục giảm mạnh 6.000 đồng - 7.000 đồng/kg so với tháng trước.
Thu hoạch vụ hành tím năm nay, 950 hộ ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) rất khấn khởi vì được mùa, được giá. Nhơn Hải có diện tích đất nông nghiệp 2.482 ha, trong đó diện tích cây hành 45 ha.
2 năm gần đây, gia đình anh Nguyễn Ngọc Vinh - chuyên làm cá giống ở xóm 7, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên) đã tận dụng mặt nước thả thêm ba ba, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.
Mỗi năm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 10.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, đã trở nên giàu có. Ông Nguyễn Văn Thượng ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân là một điển hình.