Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái cây sạch vẫn bí đầu ra

Trái cây sạch vẫn bí đầu ra
Ngày đăng: 24/06/2015

Để xây dựng thương hiệu và ổn định đầu ra cho một số loại cây ăn trái có thế mạnh của tỉnh, từ năm 2011, ngành nông nghiệp đã bắt đầu thực hiện các mô hình VietGAP nhằm tạo ra dòng sản phẩm đạt chất lượng, có khả năng nhân rộng ra quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thế nhưng, từ đó đến nay, phần lớn các mô hình VietGAP của các loại đặc sản vẫn chỉ dừng lại ở mô hình trình diễn mà chưa thể áp dụng đại trà vào sản xuất.

Đơn cử như trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP. Từ năm 2012, nhiều hộ dân trồng mãng cầu ta tại xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, năng suất khoảng 6 - 7 tấn/ha. Tuy nhiên, mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn phải bán cho thương lái với giá bằng với mãng cầu sản xuất theo phương pháp truyền thống, trong khi chi phí sản xuất theo mô hình này cao hơn nhiều. Do đó, người trồng mãng cầu ta không còn mặn mà để tiếp tục áp dụng VietGAP vào sản xuất.

Để các loại trái cây đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng và người nông dân không bị ép giá do phát triển theo quy mô nhỏ lẻ, mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp đang phát triển trên địa bàn tỉnh. Mục đích của những HTX nông nghiệp này là tăng quy mô sản xuất và hình thành những vùng chuyên canh; tạo liên kết chặt chẽ với thị trường và áp dụng phương pháp sản xuất sạch, an toàn cho người tiêu dùng và có sức cạnh tranh cao. Nhưng, hiện các HTX này đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nông dân tham gia, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tìm đối tác tiêu thụ... Vì vậy việc tiêu thụ nhiều loại trái cây đặc sản vẫn phụ thuộc vào thương lái là chính.

Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch trồng tập trung 4.500ha cây ăn quả chủ lực của tỉnh như bưởi, mãng cầu, măng cụt... Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ coi thị trường tiêu thụ là vấn đề mang tính sống còn của người nông dân. Để có thị trường sản phẩm nông nghiệp ổn định thì nhất thiết phải từng bước xây dựng, áp dụng sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, tránh tình trạng trồng theo phong trào dẫn đến cung vượt cầu, bí đầu ra như một số loại trái cây hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Giống Nhân Tạo Ở Hồ Chí Minh Hội Thảo Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Giống Nhân Tạo Ở Hồ Chí Minh

Sáng ngày 23/10/2012, Trạm Khuyến nông Cần Giờ thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình nuôi cua thương phẩm bằng giống nhân tạo” tại Ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp, TP. HCM.

28/10/2012
Mô Hình Nuôi Gà Tàu Vàng Mô Hình Nuôi Gà Tàu Vàng

Nhằm giúp nông dân vùng sâu, vùng xa cải thiện đời sống, thoát nghèo, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phong triển khai mô hình nuôi gà tàu vàng cho bà con ở xã Phong Phú.

28/11/2010
Hướng đến làm chủ thị trường cá tra Hướng đến làm chủ thị trường cá tra

Vượt qua một số tồn tại, khó khăn ban đầu về quá trình chuẩn bị, NĐ36 đã tạo chuyển biến, đặc biệt chấn chỉnh từ vùng nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra.

08/07/2015
Tôm Trúng Mùa Được Giá Tôm Trúng Mùa Được Giá

Huyện Thới Bình có diện tích nuôi tôm gần 45.000 ha, trong 6 tháng đầu năm 2011, sản lượng thu hoạch đạt trên 6.000 tấn. Đây là con số rất ấn tượng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu vụ với nắng nóng bất thường, nhưng do áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng tăng khá cao

18/07/2011
Triển Vọng Phát Triển Cho Vùng Tôm-Lúa Triển Vọng Phát Triển Cho Vùng Tôm-Lúa

Một giống lúa mới vừa được lai tạo và đang được nhân giống thử nghiệm tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Theo đánh giá của nhà chuyên môn, giống lúa này có thể sinh trưởng tốt ở đồng đất nhiễm mặn tới 10%o

17/06/2011