Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm lối ra cho atisô VietGAP

Tìm lối ra cho atisô VietGAP
Ngày đăng: 24/06/2015

Các vườn đặc sản atisô này nối dài từ Sào Nam, Tây Hồ (P.11) vào đến Thái Phiên (P.12), được thành phố quy hoạch thành vùng chuyên canh atisô lớn nhất Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tuy gọi là lớn nhất nhưng cây trồng này ở Đà Lạt chưa bao giờ vượt quá 100ha. Năm 2010, thời điểm atisô phát triển mạnh nhất, diện tích trồng loại cây này tại Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha (khu vực chuyên canh atisô lớn nhất lúc bấy giờ được trồng ở Thái Phiên với 60ha). Hiện nay, diện tích này đang bị thu hẹp, bà con đã chuyển sang trồng hoa vì giá trị kinh tế cao hơn. Năm 2015, tổng diện tích atisô là khoảng 80ha, làng hoa Thái Phiên vẫn chiếm lĩnh sản xuất với khoảng 60% diện tích.

Trong xu hướng chung của nền nông nghiệp hiện nay, chính quyền địa phương luôn khuyến khích bà con nông dân trồng cây theo mô hình VietGAP - vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, vừa nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa và tạo đầu ra ổn định. Năm 2014, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, tại vùng chuyên canh hình thành hai tổ hợp tác, 56 hộ dân đăng ký tham gia sản xuất với tổng diện tích khoảng 20ha. Sau khi thành lập, các tổ hợp tác đã tổ chức hội thảo, cung cấp kỹ thuật trồng và chăm sóc atisô VietGAP cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ một số lượng phân bón trị giá khoảng 2,5 triệu đồng/hộ sản xuất.

Chủ tịch Hội Nông dân phường 11 Hoàng Bá Bình cho biết, hiện chưa có doanh nghiệp nào đặt vấn đề thu mua các sản phẩm atisô VietGAP của bà con nông dân, ngoại trừ Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng và một đơn vị ngoài tỉnh ký kết hợp đồng mua lá. Theo Chương trình trợ giá của UBND tỉnh Lâm Ðồng, mỗi kg lá atisô được tỉnh trợ giá để đảm bảo có mức thu thấp nhất 2.000 đồng/kg. Vấn đề đặt ra ở đây là giá lá atisô của những hộ nông dân trong tổ hợp tác và những hộ sản xuất bình thường đều như nhau.

Ông Nguyễn Đình Hùng (phường 11) cho biết gia đình cùng 3 hộ khác sau khi đăng ký và sản xuất atisô theo mô hình VietGAP, đã có doanh nghiệp tới đặt vấn đề thu mua atisô, nhưng chỉ thỏa thuận miệng, cuối cùng các hộ gia đình cũng buộc phải bán sản phẩm cho các thương lái như bao hộ sản xuất khác. Như vậy, người nông dân đã trồng atisô theo tiêu chuẩn “sạch” đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhưng vẫn không có đầu ra đảm bảo. Khi áp dụng quy trình VietGAP, nông dân phải đầu tư tốn kém, tuân thủ các quy định ngặt nghèo, nhưng giá tiêu thụ không tương xứng nên nhiều hộ dân chưa mặn mà với tiêu chuẩn VietGAP.

Hiện, thành phố Đà Lạt có gần 10 doanh nghiệp sản xuất atisô chưa kể còn có rất nhiều cơ sở gia công, chế biến nhỏ lẻ đang hoạt động. Để khôi phục lại những ưu thế của loại cây dược liệu này, ngành chức năng cần giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của nông dân và các nhà sản xuất, chế biến nông sản. Theo đó, một việc làm có lẽ tối ưu nhất hiện nay là triển khai chiến lược sản xuất cây atisô thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa. Bên cạnh đó, nguồn giống atisô đang dần thoái hóa.

Các giống A75, A76, A80, A85, A86 mà bà con đang canh tác đã có tuổi thọ hơn 30 năm. Một cây atisô hiện nay chỉ còn cho năng suất 1,5 - 2kg bông, giảm hơn 3 lần so với mười năm về trước. Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, Hội Nông dân P12 đã nhiều lần đề nghị phục tráng giống atisô nhưng vẫn chưa có những chuyển biến mạnh mẽ. Một vài hộ dân đã tiên phong tự liên hệ và mua hạt giống từ Pháp về trồng thử nghiệm, hiện chưa có kết quả. Và người dân trồng atisô vẫn mang trong lòng “nỗi niềm đặc sản” mà họ đã gắn bó, cố gắng duy trì sản xuất tư bao năm nay.


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Đã gần một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh Quảng Bình lo lắng vì nhiều diện tích ao hồ đã xảy ra tình trạng tôm bị dịch bệnh gây chết hàng loạt, làm ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của người nuôi tôm...

12/07/2013
Nuôi Lợn Vẫn Lãi Nuôi Lợn Vẫn Lãi

Trong khi nhiều người nuôi lợn đã giảm quy mô hoặc chuyển nghề thì các xã viên HTX Chăn nuôi Nam Hưng (Nam Sách - Hải Dương) vẫn ổn định sản xuất và có lãi.

12/07/2013
Mở Rộng Diện Tích Bưởi Lên Trên 4.700 Ha Ở Tiền Giang Mở Rộng Diện Tích Bưởi Lên Trên 4.700 Ha Ở Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang xác định bưởi nằm trong 7 loại cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh cần đầu tư phát triển. Địa phương đã mở rộng diện tích bưởi lên trên 4.700 ha trồng các giống bưởi chất lượng cao: bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò mỗi năm cho sản lượng khoảng 80.000 tấn quả cung ứng thị trường. Diện tích trên tập trung nhiều nhất tại các huyện phía Tây: Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè.

16/04/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.

12/07/2013
Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Ngọc Song (thôn 4 Cao Triều - Quảng Công - Quảng Điền - Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi tôm được gần 10 năm, song trước đây, các động cơ phục vụ nuôi tôm như động cơ sục khí hay máy bơm nước đều sử dụng dầu diesel. Thời gian gần đây, tôi chuyển sang sử dụng động cơ điện.

17/04/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.